Dù không còn sôi động như năm 2008, nhưng thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn “dễ thở” hơn hạng mục cao ốc văn phòng cho thuê.
Theo dự đoán của Công ty Tư vấn Bất
động sản Cushman & Wakefield
Việt Nam, tốc độ phát triển của
thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt
TP.HCM, trong năm 2009 sẽ chậm lại.
Vì trước tình hình kinh tế còn nhiều khó
khăn các nhà bán lẻ lớn sẽ cân nhắc kỳ
trước khi thâm nhập những thị trường
mới như Việt Nam. Tuy nhiên, đây sẽ là
cơ hội cho những công ty muốn mở rộng
thị phần tại Việt Nam, vì giá thuê mặt
bằng và các điều kiện thuê đã giảm và
nguồn cung đã dồi dào hơn trước.
Chững lại
Dù không giảm đến 30% (so với cuối
năm 2008) như thị trường cao ốc văn
phòng, nhưng thị trường cho thuê mặt
bằng bán lẻ đang có dấu hiệu chững lại.
Giá thuê tại các khu vực đắc địa như khu
trung tâm thương mại, Phú Mỹ Hưng
(Q 7), nếu có tăng, cũng chỉ ở mức 5-10
USD/m2/tháng (khoảng 90.000-180.000
đồng) so với giữa năm 2008.
Mức giá thuê tại khu vực trung
tâm, theo khảo sát của Cushman
Wakefield, tối thiểu là 50 USD/m2/tháng (khoảng 900.000 đồng) và tối đa là 290
USD/m2/tháng (khoảng 5,1 triệu đồng).
Khu vực gây nhiều sự chú ý trong
quý I/2009 là Nam Sài Gòn. Một số cửa
hàng trong các khu phố thương mại
dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh như
Mỹ Toàn, Sky Garden đều đóng cửa và
treo bảng cho thuê.
Những nhà môi giới nhà đất trong
khu vực này cho biết, khách thuê chủ
yếu là các công ty nhỏ, vì kinh doanh
không hiệu quả, nên đã giải thể hoặc
chuyển sang những khu vực khác có giá
thuê thấp hơn. Hiện giá thuê mặt bằng
ở đây có phần giảm nhiệt từ mức 2.500
USD/tháng (khoảng 45 triệu đồng)
xuống còn 2.200 USD/tháng (khoảng
39 triệu đồng), đối với nhà phố liên kế
diện tích 6 x 10,5 m, cao 2-3 tầng.
Dù giá thuê không giảm nhiều,
nhưng theo ông Richard Leech, Giám
đốc Điều hành CB Richard Ellis, thị
trường đang "ủng hộ" khách thuê.
Trước đây, mỗi hợp đồng được ký có
thời hạn tối đa 5 năm và sau 2 năm giá
thuê sẽ được điều chỉnh theo giá thị
trường ở mức trên dưới 10%... Nhưng
hiện tại, người thuê có thể chủ động
thương lượng giá cả, thời hạn thuê và
diện tích thuê.
Trong khi đó, Savills Việt Nam dự
báo, năm 2010-2011, thị trường sẽ đón
nhận một lượng cung mặt bằng mới,
càng gây sức ép làm giảm giá thuê.
Chỉ riêng trên đường Nguyễn Hữu
Thọ (từ đầu Q.7 đến huyện Nhà Bè),
bên cạnh dự án siêu thị Lotte Mart và
khu phố thương mại thuộc dự án Khu
dân cư Tân Phong - Kim Sơn đã đưa
vào hoạt động thì trong vòng 1-2 năm
tới, một lượng lớn diện tích sàn thương
mại tại các dự án nhà ở sẽ được tung
ra thị trường như khu nhà ở thương
mại Royal Garden (Q.7), Dragon City
(Nhà Bè), Kenton Residence (Nhà Bè),
Sunrise City ( Q .7 )...
Riêng tại Sunrise City, dại diện của
Novaland (chủ đầu tu dự án) cho biết,
Công ty đang xây dựng Sunrise City,
nằm trong tống thể Khu đô thị mới
Him Lam - Tân Hưng (58,4 ha), trở
thành một Kumho Plaza thư hai tại
Q.7 (Kumho Plaza là cụm phúc hợp
căn hộ cao cấp - thương mại - dịch vụ
có quy mô 5, 1 ha với vốn đầu tư dự kiến
500 triệu USD). Ngoài cụm căn hộ,
Sunrise City còn có 70.000 m2 diện tích
sàn thương mại bán lẻ và dịch vụ.
Tìm mặt bằng tốt: không dễ
Mặc dù khách thuê đang có nhiều sự
lựa chọn hơn, nhưng Lee Jang Mooc,
tổng phụ trách chuỗi nhà hàng thức
ăn nhanh Lotteria cho rằng, việc tìm
kiếm mặt bằng tốt là điều rất khó
khăn đối với các công ty trong lĩnh vực
thực phẩm (thúc ăn nhanh, cà phê),
cửa hàng tiện lợi, ngân hàng... Vì đây
là những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi
phải có mặt bằng thuận lợi như trong
các khu trung tâm và đô thị mới.
Đặt chân vào TP.HCM vào cuối năm
2008, Circle K (Hàn Quốc) dự định sẽ
tăng số cửa hàng tiện lợi hiện tại từ
5 cửa hàng lên 10 trong năm 2009 và
trong vòng 10 năm tới, sẽ mở thêm 500
cửa hàng. Một chuỗi cữa hàng tiện lợi
khác của Nhật là FamilyMart đã tuyên
bố sẽ đầu tư khoảng 6 cửa hàng từ nay
đến năm 2010. Còn Shop&Go (Công
ty Cổ phần Cửa hiệu và Sức sống), sau
gần 4 năm hoạt động, đã sở hữu chuỗi
cửa hàng tiện lợi lớn nhất TP.HCM
với 36 cửa hàng. Theo đại diện của
Circle K, thị trường Việt Nam, đặc biệt
TP.HCM, có nhiều tiềm năng để phát
triển loại hình này, vì nguyên tắc hoạt
động của các cửa hàng tiện lợi là "đi
theo khách hàng", đặc biệt trong các
khu trung tâm và đô thị mới.
Mặc dù hiện tại, loại hình này vẫn
chưa chinh phục được người tiêu dùng
Việt Nam nhưng trong tương lai, nó sẽ
trở nên phở biến, bà Nguyên Thị Ánh
Hoa, Tổng Giám đốc Công ty Thương
mại Tân Hưng, nhận định. Điều đó
cũng giải thích cho việc công ty này
phát triển thương hiệu Citimart dưới
dạng các cửa hàng nhỏ tại những khu
chung cư cao cấp và cao ốc văn phòng
thuộc khu vực trung tâm. Chuỗi cửa
hàng thức ăn nhanh Lotteria thì cho
biết, năm 2008, Công ty đã mở thêm 39
cửa hàng tại Việt Nam.
Các ngân hàng thương mại cũng
đang ráo riết mở rộng chi nhánh. Ông
Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc Ngân
hàng ACB, cho rằng, đây là thời điểm
để các ngân hàng chiếm lĩnh thị phần
để bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt
với các ngân hàng ngoại vào năm 2015
(năm được ông Hải đánh giá là cuộc
cạnh tranh giữa ngân hàng nội và ngân
hàng ngoại sẽ diễn ra khốc liệt nhất).
Tính đến năm 2008, ACB có gần
250 chi nhánh và phòng giao dịch trên
toàn quốc và cho biết sẽ mở thêm 48
chi nhánh mới trong năm 2009. Không
thua kém, năm ngoái, Sacombank tăng
thêm 55 chi nhánh và phòng giao dịch
so với năm 2007, đạt tổng cộng 192 chi nhánh và văn phòng giao dịch.
nhánh và phòng giao dịch.