Khi vấn đề an ninh lương thực ngày càng được xem trọng thì việc giữ ổn định diện tích đất trồng lúa ở các địa phương càng trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh đô thị hoá mạnh mẽ như hiện nay, liệu việc giữ "bờ xôi, ruộng mật" có dễ dàng?
Chuyển đổi đất nông nghiệp phải xin ý kiến Thủ tướng
Theo Điều 50 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì phải có thêm văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp băn khoăn và cho rằng, cần xem xét lại và làm rõ hơn về quy định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa phải có quyết định của Thủ tướng. Điều này là cần thiết với các dự án quy mô lớn nhưng khó khả thi với quy mô nhỏ, lẻ bởi ở một số dự án, phần đất lúa thường nhỏ lẻ, xen kẹt. Nếu không làm rõ sẽ rất mất thời gian trong khi quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Nếu phải chờ văn bản chấp thuận của Chính phủ sẽ rất chậm.
Khu đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Ảnh: Đức San
|
Luật Đất đai (sửa đổi) phải làm rõ vấn đề tái định cư
Ngày 14/3, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã tổ chức góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã tập trung góp ý vào các nội dung liên quan đến vấn đề giá đất, cơ chế bồi thường sau thu hồi đất. Đối với vấn đề giá đất, GS Nguyễn Lang cho rằng, giá đất phụ thuộc vào đặc điểm và giá trị sử dụng của mảnh đất. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang "ngắt đất" ra từng phần, theo địa giới hành chính và mỗi nơi, chính quyền địa phương lại được quy định giá đất khác nhau. Như vậy, giá đất phụ thuộc vào quản lý hành chính chứ không phụ thuộc vào quy luật giá trị.
Ngoài ra, nhiều đại biểu đồng tình kiến nghị làm rõ vấn đề "tái định cư", hậu thu hồi đất ngay trong Luật để tránh phải có quá nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn sau này.