Cuối năm 2007, giá nhà đất đang lên như diều gặp gió thì từ tháng 3 năm 2008, đã đổ nhào sau khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát và tiếp theo đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá nhà đất đi xuống cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nhìn lại và xác định nhu cầu thực của thị trường.
Theo các báo cáo của cơ quan quản
lý nhà nước cũng như của nhiều
công ty địa ốc, giá nhà đất năm
2008 đã giảm từ 35-70% so với đỉnh cơn
sốt hồi cuối năm 2007. Dĩ nhiên cần hiểu,
hiện tượng giảm giá không xuất phát từ
chủ đầu tư dự án mà đa phần từ những
nhà đầu tư thứ cấp bị vướng vào khoản
vay ngân hàng nay cần bung hàng ra
khẩn cấp nhằm giảm áp lực trả lãi đã
khiến tình hình càng trở nên nặng nề, giá
hạ nhưng vẫn không có người mua, thị
trường bất động sản vẫn "đóng băng"
nghiêm trọng, giao dịch mua bán giảm
đến 90%. Chẳng hạn, dự án Him Lam -
Kênh Tẻ (quận 7) có lúc giá lên đỉnh 90
triệu đồng/m2, đã có người rao bán giá 23
triệu đồng/m2. Nền đất khu Thái Sơn
(Nhà Bè) từ 23 triệu đồng hồi đầu năm,
giờ còn 8 triệu đồng/m2. Giá căn hộ cao
cấp cũng… tuột dốc như căn hộ Saigon
Pearl, Quốc Cường Gia Lai 2, New
Saigon.. . đã giảm gần một nửa.
Các dự án
đất nền ở các tỉnh lân cận TPHCM như
Bình Dương, Long An, Đồng Nai... có lúc
giá 5-6 triệu đồng/m2, nay cũng chỉ còn
trên dưới 1 triệu đồng/m2. Không còn cái
thời "tay này qua tay kia" đã có lãi hàng
trăm triệu đồng và người ta chen lấn nhau
giành giật "quyền mua" căn hộ để sang
tay kiếm lời. Thay vào đó là cảnh chợ
chiều đìu hiu tại các sàn giao dịch bất
động sản, các trung tâm môi giới. Hàng
loạt công ty môi giới đã phải đóng cửa
hoặc thu hẹp hoạt động, cho nhân viên
nghỉ việc đề tiết giảm chi phí... "Địa ốc
đã đóng băng và chưa biết bao giờ mới
phục hồi trơ lại", đó là nhận định của tất
cả những ai "dính" với bất động sản.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường
chỉ sụt giảm ở phân khúc căn hộ cao cấp
và đất nền dự án, còn ở phân khúc thị
trường nhà giá rẻ, giao dịch vẫn diễn ra
bình thường, thậm chí còn rất "hút
hàng". Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ
trưởng Bộ Xây dựng, nhận định: "Trong
tình hình khó khăn về vốn như trong năm
2008, các doanh nghiệp bất động sản cần
điều chỉnh cơ cấu kinh doanh, tập trung
cho phân khúc thị trường có nhu cầu
thực là nhà giá rẻ dành cho những người
có thu nhập trung bình khá, với những
căn hộ diện tích vừa phải, giá từ 1 tỉ đồng
trở xuống. Như vậy chủ đầu tư không chỉ
giảm bớt rủi ro so với đầu tư chung cư
cao cấp mà việc thu hồi và quay vòng
vốn cũng nhanh hơn". Bằng chứng là dù
tung ra bán trong bối cảnh thị trường
chững lại, các dự án căn hộ có giá từ 500
triệu đến 1 tỉ đồng vẫn bán hết ngay trong
một thời gian ngắn. Điển hình như dự án
căn hộ E.Home - Đông Sài Gòn 1 ở quận
9 và dự án An Viên ở quận 7 đều của
Công ty Nam Long hay dự án Phú Lợi 1 ở
quận 8 của Sacomreal và Công ty Hai
Thành hợp tác đầu tư.
Một số dự án như Phúc Yên, An Phú, Khánh Hội... tuy giá
có cao hơn chút đỉnh nhưng vẫn được
nhiều người tìm mua. Thậm chí, dự án
Tân Biên 2 của Công ty Tín Nghĩa ở Biên
Hòa, Đồng Nai, giá khoảng 1,5 tỉ đồng
căn vừa được mở bán cũng thu hút nhiều
khách hàng quan tâm.
Không phủ nhận việc các dự án này
bán hết nhanh bởi khách hàng được hỗ
trợ vay vốn từ các ngân hàng có tiềm lực
tài chính mạnh. Tuy nhiên cái chính là
chủ đầu tư đã đáp ứng đúng nhu cầu thị
trường và dự án cũng được đầu tư các
tiện ích dịch vụ khép kín như trường học,
trung tâm thương mại, công viên...
Bà
Nguyễn Thị Bạch Hường, Phó tổng Giám
đốc Công ty Tín Nghĩa, cho rằng thời gian
vừa qua, thị trường địa ốc có sự điều
chỉnh về giá. Giá căn hộ cao cấp, đất dự
án bị giảm mạnh nhưng phân khúc nhà
trên dưới 1 tỉ đồng vẫn giao dịch khá
mạnh. Các nhà đầu tư vẫn đặt nhiều
niềm tin vào thị trường này. Còn theo ông
Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng
quản trị Công ty Vinaland, mô hình nhà
cho người thu nhập thấp vấn còn tiềm
năng trong hàng chục năm nữa vì hầu hết
người dân vẫn còn có mức thu nhập thấp,
đời sống còn nhiều khó khăn.
Nhận định như vậy nhưng trên thực tế,
cho đến nay vẫn có rất ít doanh nghiệp
bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà giá rẻ. Ngoài
các dự án kể trên mới chỉ có Công ty Đất
Lành bắt đầu triển khai dự án Thái An ở
quận 12 với giá 250-300 triệu đồng/căn
hộ. Nguyên nhân doanh nghiệp chưa
mặn mà với thị trường nhà giá rẻ thì có
nhiều nhưng tựu trung vẫn là tỷ suất lợi
nhuận thấp và sợ ảnh hưởng đến thương
hiệu công ty. Trong một cuộc hội thảo
mới đây, một chuyên gia về bất động sản
đã nhận định: "Doanh nghiệp nào cũng
muốn nhảy vào phân khúc nhà cao cấp
bởi ngoài chuyện lợi nhuận hấp dẫn thì ai
cũng muốn tên tuổi của mình gắn với các
dự án lớn, hoành tráng để đánh bóng tên
tuổi. Hệ quả là khi thị trường đột ngột
đóng băng tất cả đều dính chùm không
cách nào thoát ra được".
Trong khi các doanh nghiệp trong
nước còn đắn đo thì các nhà đầu tư nước
ngoài đã bắt đầu chú ý đến thị trường nhà
giá rẻ. Bà Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp
hội Bất động sản TPHCM, cho biết một số
công ty Trung Quốc đang sẵn sàng đầu tư
xây dựng các khu căn hộ giá rẻ dành cho
người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, tập
đoàn Dea Dong (Hàn Quốc) cũng đã hợp
tác với Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn xây
dựng 2.000 căn hộ dành cho người thu
nhập thấp ở quận Gò Vấp (TPHCM).
Trong khi đó, Tập đoàn Vinacapital thì
thông qua các quỹ đầu tư của mình đang
thương thảo với một công ty xây dựng để
tìm kiếm mặt bằng và chọn thời điểm
thích hợp để đầu tư xây dựng nhà giá rẻ.DiaOcOnline
Đại diện một quỹ đầu tư Thái Lan cũng
tiết lộ đang tìm kiếm mặt bằng để triển
khai một số dự án chung cư giá rẻ ngay
trong năm 2009. Theo vị dại diện này, dù
nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng
với những động thái gần đây của Nhà
nước về mặt chủ trương chính sách, có
thể thấy năm 2009 và những năm tới sẽ là
thời điểm của nhà giá rẻ.
DiaOcOnline.vn - Theo TBKTSG