Dự đoán tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định xung quanh mức 15% hằng năm trong giai đoạn 2013-2017, trong khi nhập khẩu có thể giảm xuống còn khoảng 10%/năm sau năm 2010 khi đầu tư công vào cơ sở hạ tầng tăng.
Sẽ bùng nổ đầu tư nước ngoài
Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI - một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại London) vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam và dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam tới năm 2017.
Theo BMI, sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước là hết sức rõ ràng, đó là dân số trẻ và trong độ tuổi lao động, làm việc chăm chỉ và chi phí lao động thấp.
Trên cơ sở đó, BMI cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Ngành sản xuất hiện nay đóng góp 25% vào GDP và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 34% vào năm 2013 và 40% vào năm 2017.
Dự đoán tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định xung quanh mức 15% hằng năm trong giai đoạn 2013-2017, trong khi nhập khẩu có thể giảm xuống còn khoảng 10%/năm sau năm 2010 khi đầu tư công vào cơ sở hạ tầng tăng. BMI cho rằng thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ giảm dần sau năm 2011 và Việt Nam sẽ đạt thặng dư thương mại vào những năm 2016-2017.
BMI nhận xét điểm mạnh của Việt Nam là Chính phủ vẫn cam kết công cuộc cải tổ theo định hướng thị trường với mục tiêu tăng gấp đôi GDP (của năm 2000) vào năm 2010. Các bài học trong năm 2008 sẽ giúp Chính phủ Việt Nam cân bằng tốt hơn các mục tiêu chính sách kinh tế và vì thế có thể mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô ngày càng lớn.
BMI cũng dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam là 7% trong năm 2009 và 8,5% trong năm 2010. Về dài hạn, BMI cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 8% trong giai đoạn 2013-2017.
BMI nhận xét, kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2009. BMI dự báo “sẽ có một sự bùng nổ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài khi các điều kiện kinh tế ổn định và sẽ tạo ra một động lực cho tăng trưởng trong năm 2010 và 2011”.
Cơ sở của sự phục hồi
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty
Nidec Tosok (Nhật Bản) trong KCX
Tân Thuận, TPHCM. Ảnh: Đức Trí.
DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn Giải Phóng