Top

Kem của tỷ phú Warren Buffet đang hút khách Việt bằng gì?

Cập nhật 26/03/2014 15:46

“Ban đầu khách hàng sẽ đến với DQ vì sự hiếu kỳ. DQ đánh vào tâm lý này để thu hút khách hàng, nhưng sẽ giữ chân họ bởi chất lượng phục vụ chứ không chỉ làm thỏa mãn thị hiếu".

Thương hiệu “kem úp ngược” Dairy Queen (DQ), thuộc tập đoàn Berkshire Hathaway Inc. của tỷ phú Warren Buffet đã chính thức có mặt tại TP.HCM, với 2 cửa hàng tại đường Nguyễn Thị Minh Khai và Hai Bà Trưng trong tháng 1/2014. Trao đổi với PV về chiến lược kinh doanh tại thị trường Việt Nam, ông John Gainor - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của International Dairy Queen, cho rằng, ban đầu khách hàng sẽ đến với DQ vì sự hiếu kỳ, DQ đánh vào tâm lý này để thu hút khách hàng nhưng sẽ giữ chân họ bởi chất lượng phục vụ chứ không chỉ làm thỏa mãn thị hiếu".

*  DQ có kế hoạch gì để cạnh tranh với các thương hiệu đã có mặt trước ở thị trường Việt Nam, và mục tiêu trước mắt là gì?

- Kế hoạch của DQ khi đến Việt Nam là phát triển 60 cửa hàng trong 5 năm tới. DQ đánh giá Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Những đối thủ đến Việt Nam trước đã có vị trí rất tốt, nhưng DQ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng tham gia cùng với họ. Sản phẩm kem có thể úp ngược của DQ đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ ở TP.HCM.

TP.HCM có dân số lớn nhất Việt Nam, dân số trẻ và năng động. Khảo sát trong 5 năm qua của DQ nhận thấy rằng, sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với khả năng chi trả của người dân TP.HCM cũng lớn hơn những địa phương khác. Bởi vậy, DQ lựa chọn TP.HCM để khởi đầu.

Ông John Gainor - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của International Dairy Queen - đã đến TP.HCM để tận tay phục vụ kem úp ngược cho khách hàng.

* Ông đánh giá hiệu quả kinh doanh trong trong gần 3 tháng đến Việt Nam ra sao?

- Cách đây 5 năm, chúng tôi đã đến Việt Nam để tìm hiểu kỹ càng về thị trường này, và đúng như kỳ vọng, DQ đã thu được thành công ngoài mong đợi. Giới học sinh, sinh viên TP.HCM đang ngày càng bị cuốn hút bởi các sản phẩm kem của DQ. Trong đó, sản phẩm kem úp ngược vị trà xanh là một trong những món được ưa thích nhất của giới trẻ khi đến với DQ.

* Ông có nghĩ rằng, người Việt Nam đến các cửa hàng thức ăn nhanh chỉ vì hiếu kỳ?

- Ban đầu khách hàng đến với DQ có thể vì hiếu kỳ với sản phẩm kem úp ngược, hết sức độc đáo. DQ đánh vào tâm lý này để thu hút khách hàng, nhưng sẽ giữ chân khách hàng bởi chính chất lượng phục vụ chứ không chỉ làm thỏa mãn thị hiếu mới lạ.

* Hình ảnh người dân TP.HCM xếp hàng dài để mua được cà phê Starbucks, hay bánh burger và gà rán của McDonald’s khiến ông có suy nghĩ như thế nào?

- Đó là một dấu hiệu lạc quan. Nó cho thấy người dân Việt Nam rất hào hứng đón nhận các sản phẩm thức ăn và đồ uống của các thương hiệu nước ngoài. Điều đó cũng cho thấy rằng, thị trường Việt Nam đã sẵn sàng để du nhập làn sóng thức ăn nhanh. Về khách quan thì đó là một lợi thế, nhưng cũng là một thách thức cho các công ty kinh doanh thức ăn nhanh khi xâm nhập thị trường này.


* Theo ông, các yếu tố cần chú ý đến khi xâm nhập thị trường thức ăn nhanh Việt Nam là gì?

- Đầu tiên là am hiểu thị trường nội địa. Các thị trường đang phát triển như Việt Nam đang rất hấp dẫn. Tuy nhiên, thị trường nào cũng chứa nhiều thách thức, cần phải hiểu rõ tiềm năng phát triển, thành phần dân số, mức sống... mới có thể thành công được. Yếu tố thứ 2 là sự thích nghi. Mỗi quốc gia có một văn hóa hoạt riêng, nhà bán lẻ nước ngoài muốn thu hút được người tiêu dùng thì trước hết phải tìm cách thích nghi với điều này. Trong lĩnh vực ẩm thực, cần có sự thích ứng với thói quen ăn uống, khẩu vị ưa thích của người địa phương, để có những điều chỉnh thích hợp. Giá cả cũng là một vấn đề quan trọng, không thể áp mức giá ở thị trường các nước phát triển cho các nước đang phát triển như ở khu vực Đông Nam Á. Hiện nay hầu hết các thương hiệu thức ăn nhanh ở Việt Nam đều có giá thấp hơn các nước phát triển, và xấp xỉ các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia... Ví dụ như tại Việt Nam, giá của một phần kem úp ngược từ 39.000 đồng, kem cây của DQ chỉ có giá 9.000 đồng.

Yếu tố quan trọng không kém đó là đối tác. Phải có một đối tác nhượng quyền uy tín và một đội ngũ nhân viên từ cấp quản lý đến cấp cửa hàng có năng lực.

*  DQ đến Việt Nam cùng thời điểm với ông lớn McDonald’s, ông có nghĩ rằng thương hiệu nổi tiếng này sẽ giành hết sự chú ý của người tiêu dùng?

- Uy tín của McDonald’s là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, DQ tập trung vào các sản phẩm chính của mình là kem, bánh kem và thức uống đã nổi tiếng hơn 70 năm qua chứ không phải là burger hay gà rán. Bởi vậy thật khó để đưa ra sự so sánh giữa hai thương hiệu. Điều quan trọng là kem úp ngược đang tạo nên một trào lưu trong giới trẻ Sài Gòn. Đó cũng là dấu hiệu khả quan của DQ trong bối cảnh rất nhiều hãng kem nổi tiếng đã có mặt tại Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Dairy Queen đã ký thỏa thuận nhiều đơn vị với QSR Vietnam Trading One Member Company Limited về việc mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền, và trong vòng 5 năm tới sẽ nâng số lượng cửa hàng trên toàn quốc lên 60.

“Kem úp ngược” là sản phẩm được phát minh bởi thương hiệu Dairy Queen. Trong hơn 70 năm qua, hình ảnh kem úp ngược đã trở thành biểu tượng đặc trưng của Dairy Queen trên toàn thế giới.


DiaOcOnline.vn - Theo  Zing News

Quảng cáo lồng ghép: Chớ lạm dụng

Cập nhật: 25/03/2014 15:45

Trong lễ trao giải Oscar vừa diễn ra tại Los Angeles (Mỹ) đầu tháng 3.2014, Samsung đã chi ra gần 20 triệu USD để được phát quảng cáo trong thời gian ...

Tác phẩm quảng cáo vui nhộn đầy sáng tạo

Cập nhật: 21/03/2014 16:06

Quảng cáo là một trong những thị trường chính cho thiết kế đồ họa. Các công ty trên toàn thế giới dựa trên tâm trí tài năng và sáng tạo của các nhà ...

Bia Sư tử Trắng “gầm” vang tới đâu?

Cập nhật: 19/03/2014 16:22

Với slogan "Giờ gầm đã điểm", thương hiệu mới của Bia Phú Yên – Sư tử Trắng - đang nỗ lực tạo dấu ấn trên một thị trường vừa được gia nhiệt nóng rẫy ...

Bài học từ chiến dịch marketing vang dội của Oreo

Cập nhật: 17/03/2014 15:44

Trong các bức ảnh, những chiếc bánh Oreo sẽ được dàn dựng như một phần của sự kiện nhằm "giúp góc trẻ thơ trong mỗi thực khách được sống dậy" hàng ...

New Coke - “Thảm họa của một thương hiệu”

Cập nhật: 14/03/2014 15:03

Năm 1985, để đánh bại đối thủ truyền kiếp Pepsi, Coca-Cola đã cho chấm dứt sản xuất Coke và thay bằng sản phẩm mới New Coke nhưng cũng chính quyết ...