Top

Tháng 9/2008, lượng thép nhập khẩu đạt thấp nhất trong 2 năm qua

Cập nhật 21/11/2008 10:00

Tháng 9/2008, lượng thép nhập khẩu tiếp tục giảm 10,13% so với tháng trước xuống còn gần 300 nghìn tấn, mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2008, lượng thép nhập khẩu tăng 29,66% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 7,13 triệu tấn. Tính trong 9 tháng năm 2008, lượng nhập khẩu phôi thép tăng 34,25% so với cùng kỳ năm 2007, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng tăng 68,63%, thép tấm cán nóng tăng 40,19%, thép lá cán nóng tăng 58,33%...Ngược lại, lượng nhập khẩu thép thanh giảm 37,75% so với 3 quý năm 2007.

Thị trường thế giới: Giá thép và nguyên liệu lập đáy mới

Thị trường tài chính thế giới vẫn ảm đạm, giá dầu thô và nhiều nhiều mặt hàng có liên quan tiếp tục đi xuống khiến cho giá thép và nguyên liệu trên các thị trường trên thế giới đồng loạt giảm sâu.

Giá quặng sắt tại ấn Độ giảm chỉ còn 85 USD/tấn, giảm tới 60% so với mức đỉnh điểm hồi tháng 3 năm nay. Tại Trung Quốc, giá quặng sắt nhập khẩu chỉ ở mức trên dưới 100 USD/tấn.

Giá phôi thép chào bán của các nước Viễn Đông tuần cuối tuần qua chỉ còn 255 USD/tấn FOB, giảm tới 34,6% so với cuối tuần trước và chỉ bằng 1/4 mức cao đỉnh điểm của năm nay. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây, giá phôi thép đã giảm hơn một nửa xuống mức ngang với cuối quý II/2007.

Giá thép xây dựng tại thị trường Trung Quốc tuần qua tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 3.159 NDT/tấn (tương đương 7,8 triệu đồng/tấn), giảm 25,5% so với cuối tháng 9 và là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2007 đến nay.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành thép, giá thép và nguyên liệu sẽ còn giảm tiếp, nhưng mức giảm sẽ không lớn như thời gian gần đây.


Doanh nghiệp thép cần giảm giá theo thị trường thế giới


Giá thép xây dựng bán ra của Tổng công ty Thép Việt Nam tiếp tục hạ thêm 1 triệu đồng/tấn (7,2%) so với tuần trước xuống còn 11,85 triệu đồng/tấn (chưa có VAT, nhưng đã bao gồm công vận chuyển đến các đại lý các tỉnh phía Nam). Đây là lần giảm giá thứ 4 và cũng là lần giảm giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 10/2008 đến nay. Giá thép xây dựng bán lẻ cũng giảm tương ứng xuống mức trên dưới 12 triệu đồng/tấn, giảm 26,83% so với cuối tháng 9/2008.

Mức giá này vẫn cao hơn khoảng 5,3 triệu đồng/tấn so với giá bán lẻ tại thị trường Trung Quốc. Hai tuần trước, giá thép xây dựng tại Việt Nam cao hơn tại Trung Quốc 5 triệu đồng/tấn. Mức chênh lệch này tăng sẽ dẫn đến xu hướng thép Trung Quốc ngày càng tràn vào Việt Nam nhiều hơn, khiến cho lượng thép tồn kho tại thị trường Việt Nam càng khó được giải phóng. Do đó, các doanh nghiệp cần giảm giá theo nhịp của thị trường thế giới để tránh tình trạng hàng tồn kho tăng, không có vốn để quay vòng kinh doanh.


Tham khảo một số lô hàng thép nhập khẩu từ 15/10 đến 24/10/2008


Tháng 9/2008, lượng thép nhập khẩu tiếp tục giảm 10,13% so với tháng trước xuống còn gần 300 nghìn tấn, mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2008, lượng thép nhập khẩu tăng 29,66% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 7,13 triệu tấn.Về chủng loại:

Lượng các chủng loại thép, nhất là thép xây dựng và nguyên liệu nhập khẩu trong tháng 9/2008 giảm mạnh so với tháng 8/2008. Cụ thể, lượng phôi thép nhập khẩu giảm 35,14%, thép cuộn cán nóng giảm 32,17%, thép cuộn cán nguội giảm 19,05%, thép dây giảm 29,52%, thép thanh giảm 16,66%, tôn giảm 41,18%...


Giá các loại thép nhập khẩu trong tháng 9/2008 nhìn chung tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Giá phôi thép tăng 28,74%, thép cuộn cán nguội tăng 23,22%, thép dây tăng 27,09%, thép thanh tăng 20,32%...

Tính trong 9 tháng năm 2008, lượng nhập khẩu phôi thép tăng 34,25% so với cùng kỳ năm 2007, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng tăng 68,63%, thép tấm cán nóng tăng 40,19%, thép lá cán nóng tăng 58,33%...Ngược lại, lượng nhập khẩu thép thanh giảm 37,75% so với 3 quý năm 2007.

Chủng loại thép nhập khẩu trong tháng 9 và 9 tháng năm 2008


Về thị trường:

Trong tháng 9/2008, lượng thép nhập khẩu từ nhiều thị trường giảm rất mạnh so với tháng trước, trong đó phải kể đến các thị trường lớn là Trung Quốc (giảm 34,18%), Đài Loan (giảm 12,29%), Malaysia (giảm 43,32%), ấn Độ (giảm 60,38%), Australia (giảm 94,98%)...Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ một số thị trường tăng mạnh như Nga (tăng 266,46%), Thái Lan (tăng 42,58%), Indonesia (tăng 1.337%)...

Một số thị trường cung cấp thép cho Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2008


Top 50 doanh nghiệp nhập khẩu thép nhiều nhất 9 tháng năm 2008


DiaOcOnline.vn - Theo Thông Tin Thương Mại