Ngành công nghiệp sản xuất xi măng nước ta ngày càng bộc lộ điểm yếu: Thừa cung, kinh doanh thua lỗ, hiệu quả đầu tư thấp... Do đó, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp này có thể coi như liều “dopping” hạng nặng.
Ngành xi măng đang ở tình trạng cung vượt cầu
|
Nếu thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành xi măng sẽ giúp xử lý hàng tỷ USD nợ xấu, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất xi măng mà còn ở các mảng kinh doanh khác của chủ đầu tư trong nước. |
Với nguồn vốn như vậy, cơ bản DN có thể cơ cấu được tình trạng tài chính, thoát khỏi gánh nặng nợ nần. Ngoài ra, trình độ quản trị DN được tăng cường hay thu hút được nhà đầu tư FDI cũng đồng nghĩa với việc mở thêm được thị trường cho xuất khẩu xi măng, giảm bớt tình trạng cạnh tranh gay gắt đối với thị trường trong nước. Về giá, do nhà đầu tư FDI có hệ thống phân phối ở nước ngoài nên giá bán xi măng xuất khẩu từ họ sẽ cao hơn và dễ dàng tiêu thụ hơn so với DN trong nước khi thực hiện xuất khẩu. Việc xuất khẩu qua kênh FDI của DN FDI ít bị kiện chống phá giá hơn so với DN trong nước.
Từ nay đến hết năm 2013, VAFI đã đưa ra một số khuyến nghị đối với ngành xi măng trong việc thu hút FDI. Về phía VICEM, cần nỗ lực tái cơ cấu tài chính tại các đơn vị thành viên và đẩy mạnh cổ phần hóa. Tại các đơn vị gặp khó khăn về tài chính, không nên duy trì quan điểm VICEM phải nắm cổ phần chi phối mà mục tiêu ưu tiên là phải cứu DN, đồng nghĩa sẽ cứu được ngành xi măng thông qua M&A với FDI.
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký VAFI - khẳng định: Nhà nước cần có chính sách không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhằm dễ dàng thu hút FDI. Cụ thể, với các DN xi măng đang niêm yết, muốn nhanh chóng được tái cấu trúc tài chính, mở rộng thị trường xuất khẩu và tất nhiên là lãi tăng lên thì nên xúc tiến thu hút FDI đầu tư vào DN, có thể bằng cách bán cổ phần đa số hoặc chi phối. Trong trường hợp vướng room thì nên tự nguyện hủy niêm yết để thực hiện. Điều này, chỉ có lợi cho cổ đông và cho nền kinh tế.