- Dù chỉ mới trong công đoạn lót ván gỗ, nhưng con đường được làm bằng gỗ lim đã xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, khiến dư luận hoài nghi về chất lượng con đường.
Con đường làm bằng gỗ lim nằm trong dự án “Xây dựng Mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương, thành phố Huế” do cơ quan phát triển quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ cho Thừa Thiên Huế với số vốn 6 triệu USD không hoàn lại.
Toàn bộ kinh phí xây dựng con đường này lên đến hơn 52 tỷ đồng, trong đó điểm nổi bật chính là việc dùng gỗ lim Nam Phi để lót đường. Chỉ riêng phần gỗ lim đã có giá trị hơn 5 tỷ đồng.
Con đường này có chiều dài 400m, bắt đầu từ công viên Lý Tự Trọng đến phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu.
Để làm con đường, đơn vị thi công sẽ thiết kế bằng sàn bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông ly tâm D400; mặt trên sàn bê tông được lát mặt gỗ lim dày 5cm, liên kết với sàn bê tông cốt thép. Tổng diện tích lát sàn bằng gỗ lim: 2.438m2.
Tháng 2/2018,con đường được thi công. Đến khoảng tháng 6 việc lót đường bằng gỗ được thực hiện.
Theo kế hoạch đến giữa tháng 9 con đường sẽ hoàn thành. Tuy vậy, hiện con đường này đã xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, chân chim trên những tấm ván gỗ lim đã được đóng xuống nền bê tông.
Việc xuất hiện những vết nứt nẻ còn có ở những thớ gỗ chưa được lót. Điều này khiến dư luận lo lắng về chất lượng và tuổi thọ công trình.
Tại những khu vực đã được lót gỗ lim xuất hiện vết nứt nẻ, đơn vị thi công đã đánh dấu bằng sơn để “lột” lên đóng lại.
Đại diện Công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi Thừa Thiên Huế đơn vị thi công cho biết, trước khi đóng gỗ xuống nền đã kiểm tra kỹ, nhưng vì số lượng nhiều kiểm tra lại bằng mắt thường nên có thiếu sót.
Về việc xuất hiện nhiều vết nứt trên những trên nền đường đã lót gỗ lim, Công ty này cho hay do gỗ có bó xoắn nằm dọc thân dẫn đến khả năng chịu lực không giống nhau. Cùng với đó do tác động của nhiệt độ và ánh sáng dẫn đến nứt nẻ.
Trong khi đó, tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7960: 2008 do Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) biên soạn, đề nghị; Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Thẩm định chất lượng; Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó ván sàn gỗ không cho phép việc xuất hiện các vết rạn nứt chân chim ở mặt trên và nứt hở thành vết ở các mặt.
Dưới đây là những hình ảnh về con đường triệu đô này:
Con đường gỗ lim “siêu sang” với giá trị hơn 5 tỷ đồng nằm ngay sát sông Hương.
|
Để thi con đường, đơn vị thi công sẽ đỗ cầu bằng bê tông sau đó đóng ván gỗ lim xuống và gia cố bằng đinh vít. Trong hình công nhân đang khoan đóng dấu gỗ xuống nền bê tông.
|
Dù chưa được đưa vào sử dụng nhưng trên các tấm gỗ lim đã có dấu hiệu bị nứt nẻ
|
Một tấm ván gỗ lim bị nứt toát thành hai.
|
Theo đơn vị thi công những tấm gỗ lim bị nứt nẻ sẽ được đánh dấu và được tháo lên lắp lại.
|
Một vết nứt lớn trên thớ gỗ đã được đóng xuống nền bê tông
|
Trên các thớ gỗ chưa được dùng để đóng xuống nền bê tong cũng đã xuất hiện nhiều vết nứt ở hai đầu
|
Công nhân cưa gỗ để lót xuống nền
|
Phối cảnh con đường sau khi hoàn thành. Ảnh: TL
|