Chi phí thuê nhà tăng vọt ở thủ đô London của Anh khiến rất nhiều người tìm chỗ ở rẻ hơn. Và dường như thuyền là sự lựa chọn hàng đầu đối với họ.
Sống trên thuyền là hành vi trái luật ở Anh, song nó ngày càng trở nên phổ biến ở thủ đô London. Ảnh: AFP
|
Cuộc sống trên những thuyền đầy màu sắc có vẻ hấp dẫn đối với nhiều người, đặc biệt khi chi phí mua một thuyền rẻ hơn rất nhiều so với xây một ngôi nhà bằng gạch và xi măng.
Jim Bryden, một người làm việc trong ngành giáo dục, sống trên thuyền “Violet Mae” với bạn gái, một chú chó và một con mèo hơn hai năm nay. Người đàn ông 39 tuổi nói nhiều người phải sống trên thuyền vì họ không còn lựa chọn nào khác.
"Tôi đã gặp những người lâm phải sống trên thuyền vì chủ nhà thông báo họ phải rời khỏi căn hộ mà họ thuê trong vòng hai tuần. Và họ chỉ có thể mua một thuyền với giá 10.000 bảng”, Bryden kể.
Mỗi người có một câu chuyện đáng nhớ khi mới bắt đầu cuộc sống trên thuyền - từ việc sửa chữa động cơ hỏng, luồn lách trong kênh hẹp và đông đúc, vật lộn với mùa đông lạnh lẽo, ẩm ướt bằng những chiếc bếp, xoay sở trong không gian có chiều rộng vỏn vẹn 2,1 m.
Đôi khi chi phí bảo dưỡng thuyền cao đến nỗi các cư dân thường ví những chiếc thuyền như “lỗ đen” hút tiền.
Nhịp sống đời thường ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới Cuộc sống ở Bhutan, nơi đa số người dân theo đạo Phật, rất bình yên. Người dân ở đây tin vào luật nhân quả nên luôn sống từ bi, nhân ái.
Mikaela Khan-Parrack, 26 tuổi, trải qua cuộc sống trên thuyền trong suốt 4 năm qua. Hiện nay anh là người điều phối cho Quỹ Sông và Kênh của Anh (CRT), tổ chức chuyên quản lý mạng lưới đường thủy.
“Nếu bạn không có kinh nghiệm mua thuyền, chúng có thể trở thành cơn ác mộng”, anh bình luận.
Tuy vậy, một thuyền thuộc dạng "xịn", với giá khoảng 100.000 bảngchỉ là một phần nhỏ so với giá thuê trung bìnhcủa một căn nhà ở London (500.000 bảng/năm).
Do giá thuê nhà ở London thường chiếm 50% thu nhập bình quân, người thuê nhà có xu hướng chuyển sang những căn phòng rẻ trên thuyền, dù sống trên thuyền là hành vi trái phép. Trong một bài báo của Guardian, một cư dân ở đây mô tả đó là những lều nổi xơ xác.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, những lợi ích như ngắm đàn vịt bơi cạnh cửa sổ mỗi khi thức giấc, sống trong môi trường trong lành, thanh bình với những hàng cây tuyệt đẹp trồng hai dọc bờ kênh khiến họ sẵn sàng chấp nhận những nhược điểm khác như vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, thay bình gas và nguy cơ trộm cắp.
Nhiều thuyền neo đậu trên kênh và sát một lối đi ở thành phố London. Ảnh: AFP
|
Căng thẳng trên mặt nước
Theo CRT, số lượng thuyền lưu thông trên hệ thống kênh rạch ở London ngày càng tăng. Đặc biệt ở những khu vực nổi tiếng, mức tăng lên tới 85%. Thực tế ấy gây ra các vấn đề nan giải như tắc nghẽn trên kênh, tranh giành chỗ neo đậu, lộn xộn. Không chỉ thế, người dân sống gần kênh ở khu Regent ở trung tâm London đã phản ánh với chính quyền về tiếng ồn và khói bụi do những chiếc thuyền gây ra.
Tuy nhiên, nỗ lực giải quyết ùn tắc của CRT đã gây ra một làn sóng phản đối trong cộng đồng người sống trên thuyền.
Chính quyền cấm neo đậu thuyền một chỗ trong 14 ngày liên tục. Nếu muốn có một giấy phép đậu cố định, chủ sở hữu thuyền phải đóng một khoản tiền thuê chỗ tương đương với giá thuê một căn hộ ở London.
Mùa xuân này, CRT bắt đầu thực hiện những đợt tuần tra liên tục, cảnh báo rằng họ sẽ từ chối gia hạn giấy phép hoặc loại những thuyền không thường xuyên hoạt động.
Trước tình hình đó, khoảng 20.000 người đã ký vào một đơn kiến nghị, kêu gọi các mọi người lên tiếng để “ngăn chặn việc trục xuất cư dân trên thuyền” và cáo buộc CRT đẩy họ vào tình cảnh vô gia cư.
"Dù muốn hay không, hiện thực xã hội-chính trị đã biến hệ thống đường thủy trở thành nơi cư trú thích hợp cho nhiều hộ gia đình”, họ viết như vậy trong bản kiến nghị.
Joe Coggins, người phát ngôn của CRT, khẳng định những cư dân trên thuyền có hai sự lựa chọn: Chấp hành các quy định để “an cư” hoặc phải chấp nhận một cuộc sống khác.
DiaOcOnline.vn - Theo Zing