Top

“Đó chính là Sony!”. Như thế thì đã sao?

Cập nhật 13/02/2014 14:55

Sony từng một thời sản xuất ra những tivi tốt nhất. Sony phát minh ra máy nghe nhạc cầm tay Walkman, phát triển công nghệ đĩa CD, thậm chí cả đĩa mềm cho máy tính (floppy disk).


Sony cũng kiếm được rất nhiều tiền qua việc nắm bản quyền của The Beatles, Michael Jackson, David Bowie và các biểu tượng văn hóa đại chúng, giải trí trong thế kỷ 20.

Hãng điện tử Nhật Bản chỉ cần quảng cáo cho họ với khẩu hiệu đơn giản "Đó là Sony!" (It's a Sony!) là khách tiêu dùng lúc nhúc lao theo như bầy ong vỡ tổ bám theo thủ phạm.

Năm 2006, Kaz Hirai, người bây giờ đang là CEO của Sony, rất tự tin rằng thế hệ video game PlayStation 3 của Sony không thể bị đánh bại bởi các đối thủ khác và "thế hệ mới sẽ không sẵn sàng cho đến khi chúng tôi quyết định nó sẵn sàng".

Năm 2009, Sony đổi khẩu hiệu thành "make.believe" tượng trưng cho sức mạnh sáng tạo, khả năng biến ý tưởng thành hiện thực và niềm tin rằng bất kỳ điều gì Sony ấp ủ thì họ đều có thể thực hiện thành công. Dấu chấm (.) nằm giữa "make" và "believe" là nơi ý tưởng và hiện thực giao thoa với nhau, là điểm bắt đầu để trở thành hiện thực.

Sony ra khẩu hiệu này như thể những ngày vinh quang của họ vẫn còn ở phía trước.

Nhưng bạn sẽ may mắn nếu không tin "make-dot-believe" là một khoản đầu tư tốt. Cổ phiếu của Sony ở New York vào năm 2000 là 157 USD. Giờ giá của nó chỉ còn 16,50 USD.

Trong tuần, Sony thông báo họ lỗ 1,1 tỉ USD trong năm tài khóa hiện tại. Họ cũng công bố kế hoạch bán các mảng sản xuất máy tính và tivi đang thua lỗ của họ. Và cũng rút khỏi thị trường đọc điện tử ở Mỹ, nhường sân chơi cho Amazon và Apple.

Những bước chuyển động này loại bỏ 5.000 nhân sự và là lần thứ tư Sony cắt giảm nhân công. Năm 2005 là 10.000; năm 2008 là 8.000; và 10.000 khác vào năm 2010. Hiện tại, họ còn 145.000 nhân công và có lẽ số này sẽ giảm trong những năm tới khi họ thực hiện những kế hoạch tái cấu trúc tiếp theo.

Doanh thu từ bán đồ điện tử cưỡi trên con sóng đổi mới công nghệ. Song đổi mới công nghệ đang bị đình trệ. Những sự cải tiến đáng kể gần đây nhất thực hiện trên các loại điện thoại di động không đủ sự khích động cho một làn sóng tiêu dùng lớn.

Ngay cả các công ty phế truất ngôi vua của Sony trong vài năm gần đây như Apple và Samsung cũng đang chao đảo bởi họ tự bắn vào chân mình năm này qua năm khác bằng những công nghệ tốt hơn với giá thành thấp hơn.

Khẩu hiệu mới nhất của Sony là "Be Moved" (chuyển dịch). Nhưng rất nhiều khách hàng của Sony đã "chuyển dịch" từ lâu rồi. Chẳng còn "Đó là Sony!" nữa.


DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn tiếp thị

KFC lo lắng khi McDonald's vào Việt Nam

Cập nhật: 12/02/2014 15:29

Khi McDonald's vào thị trường Việt Nam, thương hiệu lo lắng nhất chính là KFC, vì họ đang giữ thị phần và thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam.

4 bài học ‘làm thương hiệu’ của Beckham

Cập nhật: 05/02/2014 10:11

Giá trị thương hiệu của Beckham thời điểm này vào khoảng hơn 150 triệu bảng, và tại thị trường Nhật Bản, Becks là cái tên được nhận ra nhiều thứ hai, ...

Bài học khởi nghiệp từ đế chế thời trang Coco Chanel

Cập nhật: 17/01/2014 15:14

Coco Chanel là thương hiệu nổi tiếng nhất trong làng thời trang, tiêu biểu cho phong cách lộng lẫy và quyến rũ. Câu chuyện về con đường tạo dựng đế ...

Tai nạn khi dịch thuật của các thương hiệu

Cập nhật: 16/01/2014 15:51

Để có thể thành công trên thị trường mới, doanh nghiệp phải thay đổi để phù hợp với văn hóa của khách hàng tại đó. Và nếu thay đổi này không phù hợp, ...

'Nước cờ khôn ngoan' của Samsung

Cập nhật: 15/01/2014 11:27

Tích hợp giữa những bí quyết công nghệ của mình vào bên trong chiếc xe hơi là một trong những dự định mà công ty công nghệ hàng đầu lớn nhất của Châu ...