Top

KFC lo lắng khi McDonald's vào Việt Nam

Cập nhật 12/02/2014 15:29

Khi McDonald's vào thị trường Việt Nam, thương hiệu lo lắng nhất chính là KFC, vì họ đang giữ thị phần và thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam.

Thị trường thức ăn nhanh bánh mì và các sản phẩm tương tự tại Việt Nam đang an bài, với thế Tam Quốc bao gồm KFC, Lotteria và Jollibee. Cùng với một số tay chơi tiếng tăm nhưng chưa có quy mô nhiều như Burger King, và sự xuất hiện của người khổng lồ McDonald’s đã khiến thị trường này nóng hơn bao giờ hết.

Đây cũng là thời điểm thú vị để xem xét và đánh giá thực lực cùng với các dự tính đáp trả từ các ông lớn trên thị trường. Bài viết phân tích các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường thức ăn nhanh dưới đây của chuyên gia Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam sẽ giúp cho quý độc giả hiểu rõ hơn về chuỗi ẩm thực - một trong những ngành nóng trong vòng 5 năm tới tại nước ta.
KFC "bá chủ" thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam

Hiện tại, trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, KFC là thương hiệu lớn nhất và có thị phần nhiều nhất. Sự thành công của KFC hôm nay chính là nhờ việc tập trung vào sản phẩm cốt lõi - gà rán, cùng với dịch vụ tốt và các vị trí đẹp trong các thành phố trung tâm tại Việt Nam. Thương hiệu KFC xuất hiện tại những góc phố chiến lược đảm bảo độ phủ và nhận diện thương hiệu tối đa.

KFC cũng đã giải quyết bài toán bảo toàn các sản phẩm quốc tế và truyền thống của họ, cùng với các sản phẩm hiệu chỉnh tới thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Tung sản phẩm cốt lõi để hấp dẫn 80% khách hàng, và sử dụng hạn chế các sản phẩm đa dạng khác để giữ 20 % khách hàng còn lại là chiến lược rất khôn ngoan của KFC.

Khi McDonald’s vào thị trường Việt Nam, công ty lo lắng nhất chính là KFC, vì họ đang giữ vững thị phần và thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam.

Về mức độ lãi, KFC hiện giờ có tỷ lệ lãi trên đơn vị sản phẩm cao hơn so với các thương hiệu khác do họ có chi phí sản xuất tốt dựa trên dây chuyền sản xuất tập trung và hiệu quả. Đồng thời họ duy trì giá cao hơn 10 - 20 % dựa trên thương hiệu người khổng lồ về gà rán KFC.

Về chất lượng dịch vụ KFC đã duy trì được mức độ chất lượng tốt. Tuy nhiên, trang thiết bị các cửa hàng là điểm yếu nhất của KFC trong thời gian hiện tại, đặc biệt khi so sánh đối thủ cạnh tranh trực tiếp Lotteria. Lý do khách quan vì các cửa hàng KFC được xây dựng và đưa vào hoạt động một thời gian dài so với đối thủ cạnh tranh.
Mc Donald’s vào Việt Nam sẽ thay đổi thế chân kiềng?

Trong những ngày qua người khổng lồ thức ăn nhanh đến từ nước Mỹ McDonald’s đã chính thức công bố việc lựa chọn địa điểm đầu tiên tại TP.HCM để tiến hành kinh doanh. Sự xuất hiện của hãng đồ ăn nhanh này, thương hiệu KFC chính là thương hiệu lo ngại nhất.

Và nếu KFC muốn duy trì vị trí là người khổng lồ tại thị trường Việt Nam thì thương hiệu này cần phải thay đổi sách lược sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Và sá#ch lược cạnh tranh head to head - đối đầu trực tiếp sẽ được KFC áp dụng triệt dể. Các cửa hàng có dịch vụ Driving Through sẽ được KFC triển khai nhằm chiếm trước các vị trí tiềm năng của McDonald’s.

Bài toán đặt ra ở đây là liệu Mc Donald’s có đi nhanh hơn khi họ tung ra vị trí cửa hàng một và đã âm thầm đàm phán có 3 - 4 vị trí tương tự trên toàn Việt Nam? Kịch bản này rất có thể xảy ra. Dù thế nào đi nữa, chắc chắn KFC sẽ tung ra các cửa hàng có Driving Through nhằm cạnh tranh trực tiếp với Mc Donald’s trong "đại dương xanh" phân khúc xe hơi.


"McDonald’s có thành công thế nào đi nữa tại các quốc gia khác nhưng vào Việt Nam trong thời gian đầu tiên vẫn chỉ là chiếu dưới so với ba tay chơi nói trên tại thị trường Việt Nam".

Để đối chọi với Lotteria, KFC sẽ tiếp tục phát triển các vị trí cửa hàng mới và sẽ mở rộng ra các thành phố nhằm tăng độ phủ trên toàn Việt Nam. Có thể KFC sẽ có một chương trình làm mới trang thiết bị nội thất đồng thời làm mới lại diện mạo bên ngoài của các cửa hàng.

Năm 2014, trong chiến lược của mình, KFC vẫn cố gắng bảo toàn vị trí dẫn đầu là người định dạng thói quen và xu hướng ăn uống thức ăn nhanh tại Việt Nam.

Cũng tương tự như vậy, Jollibee và Lotteria chiến đấu ngang ngửa với các tay chơi quốc tế tại Philippines và Hàn Quốc. Cuộc chiến các chuỗi ẩm thực hàng đầu sẽ được quyết định chủ yếu từ chiến lược tại từng quốc gia và ban điều hành. McDonald’s có thành công thế nào đi nữa tại các quốc gia khác nhưng vào Việt Nam trong thời gian đầu tiên vẫn chỉ là chiếu dưới so với ba tay chơi nói trên tại thị trường Việt.

Kết quả giữa trận tử chiến mà lực lượng chính là KFC - người khổng lồ thật sự tại Việt Nam và đối thủ sắp xuất hiện McDonald’s dù bên nào có giành được phần ưu thế thì người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ và sản phẩm cạnh tranh của hai bên.

DiaOcOnline.vn - Theo Dùng hàng Việt

4 bài học ‘làm thương hiệu’ của Beckham

Cập nhật: 05/02/2014 10:11

Giá trị thương hiệu của Beckham thời điểm này vào khoảng hơn 150 triệu bảng, và tại thị trường Nhật Bản, Becks là cái tên được nhận ra nhiều thứ hai, ...

Bài học khởi nghiệp từ đế chế thời trang Coco Chanel

Cập nhật: 17/01/2014 15:14

Coco Chanel là thương hiệu nổi tiếng nhất trong làng thời trang, tiêu biểu cho phong cách lộng lẫy và quyến rũ. Câu chuyện về con đường tạo dựng đế ...

Tai nạn khi dịch thuật của các thương hiệu

Cập nhật: 16/01/2014 15:51

Để có thể thành công trên thị trường mới, doanh nghiệp phải thay đổi để phù hợp với văn hóa của khách hàng tại đó. Và nếu thay đổi này không phù hợp, ...

'Nước cờ khôn ngoan' của Samsung

Cập nhật: 15/01/2014 11:27

Tích hợp giữa những bí quyết công nghệ của mình vào bên trong chiếc xe hơi là một trong những dự định mà công ty công nghệ hàng đầu lớn nhất của Châu ...

Sôi động cuộc đua nhà hàng tiệc cưới

Cập nhật: 14/01/2014 14:30

Nhà hàng tiệc cưới đang là “miếng bánh” kinh doanh đầy hấp dẫn, thu hút nhiều chủ doanh nghiệp trong nước và Việt kiều. Nhưng liệu đây có là cuộc ...