Top

Đền đáp

Cập nhật 23/08/2008 08:05

“Chúng ta tồn tại nhờ những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta sống nhờ những gì chúng ta cho đi”. Winston Churchill.



Sau ba mươi năm quản lý văn phòng cho cửa hàng bộ phận tự động tại thị trấn quê hương nhỏ bé của chúng tôi ở Athens, Alabama, chúng tôi quyết định chuyển nhượng lại công việc kinh doanh và nghỉ hưu. Chúng tôi nuôi bò tại nông trại mình sống, thế nên tôi biết chồng tôi sẽ có rất nhiều việc khiến ông bận rộn suốt ngày, nhưng còn tôi thì sao?

Tôi cần phải làm gì đó cho qua hết thời gian trong ngày và trên hết là để cảm thấy mình hữu ích. Hai đứa con tôi đã lập gia đình, có nhà riêng và công việc ổn định của riêng chúng. Ban đầu tôi nghĩ tôi có thể bận rộn với việc làm vườn, làm lạnh rau, và những công việc trang trại của một người vợ.

Thế nhưng tôi đã quen tiếp xúc với mọi người, tôi yêu thích mối quan hệ thân thiện với khách hàng và bạn bè. Sao tôi có thể nghỉ hưu khi vẫn muốn giao tiếp với xã hội kia chứ?

Tôi luôn ghi nhớ những ủng hộ mà mọi người dành cho những nỗ lực của chúng tôi khi chúng tôi mới bắt đầu công việc kinh doanh, họ đã lo lắng đến phát điên lên sợ chúng tôi không thể tồn tại với số vốn khởi đầu ít ỏi. Họ luôn cầu phúc cho chúng tôi, và tôi muốn làm gì đó để đền ơn.

Biết được tâm sự của tôi, một người bạn nói cho tôi nghe một cuộc họp của một trại tế bần, và hỏi tôi có hứng thú tham gia lớp tập huấn, trở thành tình nguyện viên cho trại tế bần không. Tôi đã rất hứng khởi. Đây là cơ hội để tôi giúp đỡ cộng đồng , đền ơn họ , giữ những mối quan hệ thân tình và bắt đầu những mối quan hệ mới.

Điều duy nhất khiến tôi lo ngại đó là tất cả những bệnh nhân của tôi đều có thể ở giai đoạn cuối cùng của căn bệnh, và được các bác sỹ chuẩn đoán là không thể sống qua sáu tháng. Liệu tôi có đủ khả năng để làm việc đó không?

Hẳn nhiên tôi cảm thông với gia đình họ. Tôi đã mất cả cha lẫn mẹ khi ông bà vẫn còn trong độ tuổi thanh xuân. Tôi đã là một người mẹ trẻ đơn độc , tôi cần sự chỉ bảo và tình cảm của mẹ kinh khủng. khi mẹ tôi mắc chứng bệnh ung thư hành hạ. Tôi mong mỏi những đứa con của mình sẽ có cơ hội biết sự dịu dàng của bà, và nhớ những nụ hôn của bà ngoại lên đầu gối củ lạc của chúng, nhưng không thể được nữa.

Không biết bao nhiêu ngày cũng như đêm tôi đã cô đơn một mình, đôi khi ra ngồi trên chiếc xích đu dướí cổng vòm với tách cà phê, cảm thấy như không ai biết và lo lắng cho mình. Tôi mong ước biết dường nào một vòng tay thấu hiểu ôm lấy vai mình khi mẹ tôi ra đi vào cõi vĩnh hằng. Tôi đã trải qua nỗi đau đớn đó. Nếu kinh nghiệm đã dạy tôi điều gì thì đó chính là chia sẻ lòng trắc ẩn với những người sắp chết và gia đình họ. Vì vậy tôi trở thành tình nguyện viên cho trại tế bần, và cuộc hành trình của tôi bắt đầu.


Với những kiến thức được trang bị ở lớp huấn luyện, sự khao khát được giúp đỡ và thiện chí học tập, tôi được chỉ định bệnh nhân đầu tiên. Run rẩy, tôi gõ cửa nhà một người đàn ông lớn tuổi. Ông đã rất xúc động khi gặp tôi. Tôi nhận ra ngay ông là một trong những người khách cũ của chúng tôi.

Ông Adams là một người đàn ông khiêm tốn, cả hai vợ chồng ông đều không có khả năng đọc hay viết. Bà không biết lái xe, vì vậy tôi thường chở ông Adams đến thị trấn gần nhất cho những lần điều trị chứng bệnh ung thư của ông. Tôi đã chở ông qua những vùng thôn dã nơi chứng kiến thời niên thiếu của ông, và thỉnh thoảng dừng lại để uống những ngụm nước mát lạnh của mùa xuân dịu ngọt nơi ấy.

Vợ ông gặp khó khăn trong việc chuẩn bị cho những đều không thể tránh khỏi, vì thế tôi giúp ông viết di chúc, chuẩn bị cho lễ tang của ông và giúp ông thực hiện ước nguyện cuối cùng - trở thành con chiên của Chúa trước khi ông chết.

Ông Adams đã dạy tất cả chúng tôi về sức mạnh của niềm tin khi ông đã kéo dài sự sống thành hai năm thay vì sáu tháng như những người khác, kể từ ngày đầu tiên tôi đến gõ cửa nhà ông.

Lần kế tiếp, tôi vẫn thấy mình run rẩy khi đứng gõ cửa, chỉ là bớt run hơn một chút. Thử tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên như thế nào khi nhận được lời đáp ân cần, rồi tôi được dẫn bên cô giáo mà tôi thích nhất thời trung học, đã bao nhiêu năm rồi tôi không được gặp cô. Thân thể cô đã yếu lắm rồi nhưnh trí nhớ vẫn còn rất tốt .

Chúng tôi đã có những ngày vui vẻ ôn lại những kỉ niệm xưa, và tôi đã cố báo cho những người học trò cũ của cô về tình trạng sức khoẻ của cô. Thế nên đã có rất nhiều người đến thăm và gọi điện cho cô.

Thử thách lớn nhất của tôi là người bạn thưở thiếu thời, người luôn là bạn tốt và là bạn tâm tình của tôi . Chị được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư não ác tính, không thể giải phẫu. Tôi đã ở bên cạnh chị, cùng chia sẻ những cảm xúcvề cuộc sống, cái cảm giác khi nó tan vỡ không báo trước, còn quá nhiều việc chưa làm, quá nhiều điều chưa nói.

Sau đó là một cặp vợ chồng già vật lộn với cuốc sống để chăm sóc nhau. Đầu tiên, họ hơi miễn cưỡng chấp nhận một người lạ chen vào cuộc sống của họ. Nhưng rồi họ nhanh chóng biết ơn những bữa ăn gia đình với bánh mì, và rau tươi từ khu vườn của tôi. Món quà yêu thích nhất của họ là một chậu hoa hồng lớn từ vườn hồng của tôi.


Vườn hồng là tài sản quý giá lớn nhất của tôi. Tôi nhận ra tất cả bệnh nhân của mình và gia đình họ rất thích những bông hồng của mình. Một bông hồng màu đỏ tươi hoặc màu hồng kem luôn làm cho những phòng bệnh buồn bã rực sáng. Vườn của tôi có tám đến mười bụi cây lớn dần, lấy cảm hứng từ sự say mê hoa hồng của cha mẹ tôi. Hai mươi, rồi bốn mươi, rồi sáu mươi lăm bụi hồng, cả một góc sân nhà tôi mọc đầy những bông hồng thơm ngát tuyệt đẹp, đủ màu sắc, chỉ chờ được cắt khi những giọt sương vẫn còn đọng trên những cánh hoa.

Dường như chúng hiểu sứ mệnh của mình và vươn mình lên hơn những bông hoa nở rộ, lớn như những cái đĩa. Khu vườn của tôi nhanh chóng được biết đến như là vườn hồng của trại tế bần. Rồi chúng bắt đầu xuất hiện trong những lễ cưới, những tiệc trà, những tiệc hội họp khác trong cộng đồng của chúng tôi. Tôi đã tìm được cách đền ơn bằng cách của riêng mình.

Phần thưởng lớn nhất của tôi là được một bệnh nhân hay một gia đình yêu cầu làm tình nguyện viên cho họ. Khi tôi nhận được một cuộc điệnh thoại từ giám đốc của chúng tôi với những lời “Ai đó yêu cầu sự giúp đỡ của chị “, tôi cảm thấy thật vui sướng. Mỗi nhiệm vụ được giao đều là một thử thách. Tôi đã học hỏi từ mỗi gia đình. Nụ cười không phân biệt ngôn ngữ, và “Tôi yêu bạn” thực sự là câu dễ nói nhất nếu nó xuất phát từ sự chân thành của bạn.

Hãy Ngẩng Cao Đầu - Tâm Hồn Cao Thượng
NXB: NXB Văn hóa Thông tin
Giá bán: 20.000 VND

18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu(Phần 2)

Cập nhật: 16/08/2008 08:27

Danh tiếng chắc chắn là thứ mà công ty nào cũng khao khát và tự hào. Một quảng cáo cho các radio Bose và máy nghe CD tuyên bố: “Danh tiếng của chúng ...

18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu(Phần 1)

Cập nhật: 09/08/2008 08:13

Ron Sargent – giám đốc điều hành của Staples – kể lại chuyến đi thăm một trường trung học ở ngoại ô Boston...

Tin vào chính mình - I Can Do It

Cập nhật: 02/08/2008 08:08

Cuộc sống không phải là con đường bằng phẳng, và cuộc đời mỗi người không phải lúc nào cũng đầy những hoa thơm. Những va vấp trong cuộc sống có thể ...

Thành công không chỉ là kiếm được nhiều tiền

Cập nhật: 26/07/2008 08:10

Đôi khi con người vẫn lặn ngụp trong thế giới riêng của mình để tự hỏi điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Và sẽ phải làm thế nào nếu ta ...

Cách vàng một thước

Cập nhật: 19/07/2008 08:25

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thất bại là thói quen dễ dàng từ bỏ mơ ước khi gặp phải những thất bại tạm thời. Trong cuộc đời mình, ...