Top

Canh bạc lớn của Uber

Cập nhật 16/12/2014 15:35

Thành lập năm 2009, đến nay, Uber đã được sử dụng tại hơn 250 thành phố ở 45 quốc gia trên thế giới. Ứng dụng này cho phép người dùng đăng ký hành trình và thuê xe qua smartphone, gần như có thể thay thế các hãng taxi.


Tuy nhiên, "Uber bị tấn công khắp thế giới" dường như là tiêu đề phổ biến của báo chí trong thời gian qua khi đề cập việc Uber bị cấm ở hàng loạt quốc gia. Lệnh cấm ở Ấn Độ là một bất ngờ gần đây nhất vì đây là thị trường lớn nhất của Uber bên ngoài nước Mỹ.

Uber đã bị cấm trong khi chính phủ điều tra các cáo buộc người lái xe Uber hiếp dâm hành khách. Thái Lan cũng đang tiến tới quyết định cấm Uber vì Cục Giao thông đường bộ nước này cho biết các lái xe tham gia Uber không đăng ký hoạt động và không mua bảo hiểm cho phương tiện vận hành.

Hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng của Uber cũng không tuân thủ đúng quy định. Nếu chưa đủ tồi tệ cho các nhà quản lý Uber, thì một tòa án của Tây Ban Nha cũng đã ra lệnh cấm tạm thời dịch vụ này sau đơn kiện của Hiệp hội Taxi Madrid.

Trước đó, công tố viên hai thành phố San Francisco và Los Angeles (Mỹ) cũng đã nộp đơn kiện Uber vì không làm tốt việc bảo vệ hành khách, đồng thời đã "cam kết sai hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, và tham gia cung cấp dịch vụ trái với quy định bang California". Càng tồi tệ hơn khi Uber đang phải đối mặt với các lệnh cấm tương tự ở nhiều nước châu Á và trên khắp châu Âu.

Tuy nhiên, Uber đang dành nhiều thời gian và tiền bạc để cứu vãn danh tiếng của mình, đồng thời thoát hiểm. Bởi vì, dường như ngay sau khi các lệnh cấm được đưa ra, Uber sẽ phát động phong trào ủng hộ cho chính mình, như trang Facebook ủng hộ Uber tại Kuala Lumpur, và gần đây là hashtag #toichonubervn.

Dường như các lệnh cấm trở thành chất xúc tác để tên tuổi Uber càng nổi bật, nhất là đối với giới trẻ thích tìm kiếm những dịch vụ mới lạ. Các lệnh cấm Uber không đơn giản để thực thi vì tất cả những gì người dùng quan tâm là tốt và rẻ. Thực tế, ngay sau khi đăng tin cấm, lượt người đi xe Uber ở Berlin tăng gấp 3, ở Kuala Lumpur tăng gấp 5.

Đây chính là lý do khiến các nhà đầu tư cho dịch vụ này tin rằng tất cả những nút thắt sẽ được giải quyết. Tuy mới chỉ chính thức hoạt động được 5 năm và liên tục bị cấm ở nhiều quốc gia, Uber vẫn được định giá trên 40 tỷ USD và trở thành doanh nghiệp công nghệ mới có giá cao nhất từ trước đến nay.

Thậm chí, Uber còn là doanh nghiệp tư nhân có số vốn đầu tư lớn nhất trong năm 2014 và vượt mặt cả những anh lớn như Hãng Hàng không American Airlines hay Tập đoàn Kraft Foods.

Rõ ràng, bỏ ra một số tiền lớn, các nhà đầu tư tin tưởng vào tương lai của Uber để tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Nhưng trước các cuộc tấn công đồng loạt trên khắp thế giới, liệu Uber có đủ sức trụ vững?


DiaOcOnline.vn - Theo Doanh nhân Sài Gòn

Nhãn hiệu đình đám Bia 33 và Bia 333 giờ ra sao?

Cập nhật: 15/12/2014 14:59

Vừa phải cạnh tranh với các ông lớn quốc tế, vừa phải cạnh tranh với nhau, bia 333 và bia 33 có "sống khỏe" tại Mỹ?

Những bí mật chưa từng tiết lộ về thủa khai sinh của Apple

Cập nhật: 09/12/2014 15:39

Ai cũng biết rằng Apple được tạo ra từ một garage ô tô nhưng thực tế garage này không phục vụ nhiều mục đích ngoại trừ việc nó là nơi giúp 2 nhà sáng ...

7 thảm họa của các thương hiệu lớn 2014

Cập nhật: 08/12/2014 15:15

Các doanh nghiệp có thể học được gì từ những sai lầm trong việc xây dựng thương hiệu của 7 ông lớn sau đây?

15 quảng cáo thông minh đầy sáng tạo trên thế giới

Cập nhật: 05/12/2014 14:59

Những ý tưởng hài hước và đầy sáng tạo trong làng quảng cáo được Graphicdesignjunction đưa ra dưới đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải trầm trồ ...

Có tý danh tiếng, bán ngay lấy tiền

Cập nhật: 04/12/2014 14:59

Làn sóng bán các thương hiệu Việt nổi tiếng đang lan rộng. Việc này giúp doanh nhân thu về hàng nghìn tỷ đồng nhưng cũng đồng nghĩa với thương hiệu ...