Top

Ai đã giết chết Nokia?

Cập nhật 15/10/2014 16:34

Dường như có một quy luật trong ngành công nghệ đó là các công ty đầu ngành cuối cùng cũng để mất ngôi vị của mình, và thông thường rất nhanh chóng và khá khắc nghiệt. Sai lầm lớn nhất của Nokia là chọn Windows Phone của Microsoft là hệ điều hành duy nhất cho điện thoại thông minh.

Nokia - một trong những "đại gia" công nghệ thế giới.

Nokia, một trong những câu chuyện thành công lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ của châu Âu cũng không phải là ngoại lệ. Nokia đã mất thị phần chỉ trong vài năm trở lại đây. Liệu những ngôi sao mới như Apple hay Google có tránh được điều này?

Năm 2007, Nokia chiếm hơn 40% thị phần di động toàn cầu. Tuy nhiên, thị hiếu của người tiêu dùng đã nhanh chóng thay đổi, nhắm đến điện thoại thông minh màn hình cảm ứng. Cùng với sự ra đời của iPhone vào giữa năm 2007, thị phần và doanh thu của Nokia đã tụt dốc thê thảm. Đến cuối 2013, Nokia buộc phải bán mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft.

Số phận của Nokia cũng lụi dần theo từng quyết định của Stephen Elop khi ông này trở lại vị trí CEO của Nokia từ tháng 10/2010. Giá trị thị trường của Nokia khi đó giảm 18 triệu euro (23 triệu USD)/ngày, khiến Stephen Elop trở thành một trong những CEO tệ nhất trong lịch sử.

Sai lầm lớn nhất của Elop là chọn Windows Phone của Microsoft là hệ điều hành duy nhất cho điện thoại thông minh của Nokia.

Tuy nhiên, Elop không phải là người mắc sai lầm duy nhất. Ban điều hành của Nokia đã nói không với cải tiến, điều đó khiến Nokia không thể nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của ngành. Đáng chú ý nhất, Jorma Ollila, người đã đưa Nokia chuyển từ một tập đoàn công nghiệp sang một tập đoàn công nghệ cũng đắm chìm trong câu chuyện thành công trong quá khứ của tập đoàn mà quên đi rằng cải tiến là cần thiết để duy trì sức cạnh tranh.

Nokia cũng theo đuổi một chương trình cắt giảm chi phí, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn lao động. Điều này vô tình đã hủy hoại văn hóa một thời của Nokia, văn hóa vốn khuyến khích nhân viên sẵn sàng chấp nhận rủi ro, cống hiến để làm nên điều kỳ diệu cho công ty.

Những lãnh đạo xuất sắc cuối cùng cũng rời Nokia, mang theo cả định hướng, tầm nhìn của họ dành cho Nokia.

Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với khả năng tạo ra những trải nghiệm điện thoại thông minh thân thiện với người dùng, kích thích trực giác – những ưu điểm mà iPhone và các thiết bị Android mang lại.

Ví dụ, ban đầu, Nokia cho rằng họ không thể sử dụng hệ điều hành Android mà không kèm các ứng dụng của Google. Tuy nhiên, ngay trước khi bị Microsoft thâu tóm, Nokia mới thực sự cho ra đời dòng sản phẩm Nokia X sử dụng Android mà không đi kèm các ứng dụng Google, thay vào đó sử dụng bản đồ Nokia và công cụ tìm kiếm Microsoft.

Vậy tại sao Nokia không chọn Android sớm hơn? Câu trả lời đơn giản là tiền. Microsoft hứa hẹn trả hàng tỷ USD cho Nokia để Nokia chỉ trưng dụng Windows Phone. Nhưng tiền của Microsoft không cứu nổi Nokia. Họ không thể thiết lập một "hệ sinh thái ngành" chỉ bằng tiền.


DiaOcOnline.vn - Theo Gafin/Bizlive

Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới

Cập nhật: 14/10/2014 16:08

Đây là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD.

Trung Nguyên & Chiến lược “con nhím”

Cập nhật: 13/10/2014 16:57

Trong bối cảnh đại gia bánh kẹo Kinh Đô tuyên bố lấn sân sang cà phê, Starbuck ồ ạt khai trương một lượt 3 cửa hàng tại Hà Nội, Caffe Benne dùng ngôi ...

Swatch – Sự hấp dẫn của những chiếc đồng hồ thời trang sặc sỡ

Cập nhật: 10/10/2014 15:55

Vào giữa những năm 1970, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ lâm vào cơn khủng hoảng. Các nhà sản xuất Thụy Sĩ đang đánh mất thị phần vào tay các đối ...

CocaCola - Pepsi: những dấu mốc trong cuộc chiến trăm năm

Cập nhật: 09/10/2014 16:29

Khi Pepsi tung ra sản phẩm Pepsi True cạnh tranh trực tiếp với Coke Life của Coca-cola, dù không nói ra nhưng thỏa thuận "ngừng bắn" không chính thức ...

Thương hiệu hậu sáp nhập: Nhìn từ Cùng Mua

Cập nhật: 08/10/2014 16:30

Một trong những thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT được nhiều người quan tâm là cuộc sáp nhập hai mô hình giảm giá - groupon đình đám đương thời: ...