Top

3 bước xây dựng hình ảnh khó quên cho thương hiệu

Cập nhật 19/09/2015 08:37

Đã đến lúc các doanh nghiệp (DN) châu Á nên dừng việc đầu tư quảng cáo một cách "hú họa", thay vào đó cần tạo dựng cho thương hiệu một hình ảnh nhận diện đặc trưng.


Dưới đây là 3 bước giúp tạo dựng thành công hình ảnh khó quên của thương hiệu trong tâm trí khách hàng:

1. Khác biệt hóa qua mọi đặc điểm nhận diện thương hiệu

DN nên bắt đầu bằng việc so sánh các công cụ trực quan sử dụng trong quảng cáo, bao bì sản phẩm hay tại các điểm tiếp xúc bán hàng của thương hiệu của mình và các đối thủ khác dựa trên những khía cạnh sau: ảnh, bố cục, màu sắc, đồ họa, phông chữ, văn phong, thiết kế bao bì.

Đặt tất cả các công cụ trực quan của đối thủ cạnh nhau và thử bỏ đi những đặc điểm nhận diện quá rõ ràng. Ví dụ như logo, nếu không thể nhận ra phong cách riêng biệt của thương hiệu của mình, bạn biết được việc cần làm tiếp theo là gì.

Các chuyên gia tư vấn thiết kế tại Consulus sử dụng cách này để chứng minh rằng thiết kế cũng là một phạm trù có tính khoa học nhằm phục vụ mục đích tạo dựng nhận diện thương hiệu thay vì những giá trị ảo.

Bằng cách này, một người không được đào tạo trong lĩnh vực thiết kế với tư duy sáng tạo cũng có thể hiểu được giá trị của việc thiết kế. Qua nhiều năm tư vấn, chúng tôi đã phát hiện ra việc thay đổi góc nhìn của khách hàng thông qua cách thức thiết kế bất đối xứng sẽ làm tăng khả năng cảm thụ và gắn kết của khách hàng với thương hiệu.

2. Xác định rõ mục đích của từng loại hình công cụ trực quan

Hãy đặt các loại hình công cụ trực quan (quảng cáo, bao bì, tài liệu giới thiệu...) vào chuỗi các điểm tiếp xúc với khách hàng và quyết định xem bạn muốn khách hàng phản ứng như thế nào với những công cụ này tại các thời điểm khác nhau.

Ba quy luật sau đây có thể áp dụng cho các loại hình công cụ trực quan:

- Mục đích của công cụ: Tăng mức độ nhận thức, giáo dục hay thúc đẩy quyết định của khách hàng.
- Phản ứng mong muốn: Ký ức lưu lại, chuyển đổi suy nghĩ hay thúc đẩy hành động.
- Hành động mong muốn: Liên hệ, nghiên cứu thêm hay lưu lại trong trí nhớ.

Dù làm quảng cáo trên điện thoại hay bảng hiệu quảng cáo lớn, bạn cũng cần phải xác định rõ mục đích của các công cụ trực quan nhằm đảm bảo chỉ sau 3 - 4 giây nhìn vào chúng, khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của bạn.

Nếu một thương hiệu không có khả năng in vào tâm trí khách hàng những dấu hiệu nhận diện một cách đồng nhất, sự đầu tư nguồn lực vào truyền thông và quảng cáo của thương hiệu đó sẽ trở nên lãng phí.

3) Hướng tới nâng cao khả năng nhận diện và giảm thiểu sự đa dạng không cần thiết

Sau khi xây dựng bộ nhận diện cho thương hiệu, việc quan trọng cần làm là đánh giá nhận diện thương hiệu hằng năm bằng cách phỏng vấn nhóm nhằm nghiên cứu xem liệu khách hàng có nhận diện được thương hiệu thông qua các công cụ trực quan của thương hiệu hay không.

Bài kiểm tra được tiến hành như sau: Nếu bạn bỏ đi logo, liệu khách hàng có nhận ra thương hiệu của bạn thông qua các công cụ nhận diện trực quan hay không? Đây là hình thức kiểm tra tâm lý khách hàng rất hiệu quả trong nghiên cứu mức độ nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên, đối với các thương hiệu non trẻ vừa cho ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới thì chỉ nên đánh giá sau khoảng ít nhất một năm. Đối với các thương hiệu nhỏ, việc khảo sát, đánh giá chỉ nên được thực hiện ở thị trường chiến lược mà thương hiệu đó xuất hiện tập trung nhất, bởi mấu chốt ở đây là xác định xem những dấu hiệu trực quan có tác động tới đối tượng khách hàng thương hiệu nhắm đến hay không.

Việc thường xuyên đánh giá này sẽ giúp DN quyết định có nên nâng cao mức độ nhận diện cho thương hiệu hay không. Bên cạnh số tiền quảng cáo khổng lồ, lý do khiến Coca-Cola và McDonalds trở thành hai thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới chính là nhờ họ quản lý sự phát triển của bộ nhận diện thương hiệu vô cùng chặt chẽ.

Khi Coca-Cola thâm nhập thị trường Myanmar vào năm 2013, gương mặt quảng cáo họ lựa chọn trên bảng hiệu quảng cáo không phải trung tâm chú ý của bảng hiệu, mà trọng tâm đặt ngay vào logo và hình dáng chai đặc trưng của Coca-Cola.

Điều này cho thấy sức mạnh của một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, vì trong thời đại mới, bản thân những thương hiệu đó chính là những ngôi sao nổi tiếng. Thành công của họ nằm ở chiến lược duy trì nhận diện thương hiệu một cách bền bỉ và lâu dài thông qua ngôn ngữ trực quan đặc trưng thay vì đơn thuần dựa vào sự nổi tiếng của các ngôi sao lớn.

DiaOcOnline.vn - Theo Doanh Nhân SG

Học "chiêu" tiếp thị thương hiệu trên mạng xã hội

Cập nhật: 18/09/2015 07:35

Trong số hơn 41 triệu người sử dụng internet ở Việt Nam thì có khoảng 30 triệu người sử dụng mạng truyền thông xã hội, tương đương hơn 70% cư dân ...

Để thành công dù không là thương hiệu dẫn đầu

Cập nhật: 17/09/2015 13:31

Doanh nghiệp nào cũng muốn đưa thương hiệu của mình đến vị trí đứng đầu thị trường. Nhưng điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp phải cạnh tranh trong một ...

Bài học thương hiệu sau việc Google tái cấu trúc

Cập nhật: 17/08/2015 13:15

Việc chia tách thành những công ty khác nhau giúp Google và những dự án của hãng trở nên tập trung hơn, giảm thiểu những rủi ro mà thương hiệu đem ...

Học gì từ khủng hoảng của các "đại gia"?

Cập nhật: 13/08/2015 09:07

Khủng hoảng có thể nói là bóng đen đáng sợ của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào kể cả những “ông lớn”. Không hiếm những bài học xương máu đã được đúc ...

4 bí quyết "nâng cấp" thông điệp tiếp thị

Cập nhật: 12/08/2015 14:04

Bất kể là đã hoạt động lâu năm hay vừa mới thành lập, doanh nghiệp vẫn luôn muốn gia tăng tần số xuất hiện trước công chúng và trước khách hàng tiềm ...