Top

Doanh nghiệp bất động sản: Giãn tiến độ dự án là thượng sách

Cập nhật 11/08/2011 09:40

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc lựa chọn phương án giãn tiến độ dự án xem là thượng sách đối với doanh nghiệp bất động sản.

Theo ông Edward Chi - Chủ tịch Coldwell Banker Việt Nam, giá vật liệu, lãi suất tăng cao đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp bất động sản. Trong lúc này, nếu tiếp tục triển khai dự án thì lỗ do lợi nhuận không đủ bù chi phí mà không làm thì mất uy tín với khách hàng. Do vậy, nhiều chủ đầu tư chọn cách giãn tiến độ dự án để vừa đảm bảo chất công trình đúng cam kết, vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

* Thưa ông, hiện nay để vượt khó khăn nhiều chủ đầu tư chọn chọn phương án giãn tiến độ thực hiện dự án, vậy thì chủ đầu tư đang hi vọng gì vào việc này?

Ông Edward Chi: Giãn tiến độ dự án chủ yếu là do thời gian vừa qua giá vật tư, vật liệu, lãi suất tăng quá nhanh khiến cho giá thành sản phẩm quá cao. Tính trung bình mức̀ chênh lệch giá lên đến 12-18%. Vì vậy, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn phương án giãn tiến độ dự án đề chờ giá thành xây dựng, lãi suất giảm xuống.

* Vậy trong bối cảnh này đã xuất hiện việc các chủ đầu tư tìm cách khoán lại đơn vị khác thi công để giảm bớt khó khăn, ông có thể cho biết cụ thể hơn về tình trạng này?

Đây là một thực tế, rất nhiều nhà đầu tư (đơn vị tổng thầu- PV) đã mời các nhà thầu khoán lại các khâu xây dựng công trình, quản lý nhân công … Ở trên góc độ quản lý làm như vậy họ giảm chi phí 8-10% trong chi phí xây dựng. Đây là cách giảm giá thành để bù trừ lãi suất đang ở mức quá cao.

* Nhiều ý kiến cho rằng việc giá vật liệu tăng cao, lãi suất đẩy giá thành sản phẩm lên mức 30%. Vậy với mức đó thì các doanh nghiệp thực hiện trong lúc này có lãi hay không thưa ông?

Chúng ta chấp nhận tiền nào của đó thôi. Thực tế hiện nay tôi luôn ủng hộ việc giãn tiến độ để đảm bảo chất lượng, sản phẩm mà mình đưa ra. Cò̀n nếu họ tiếp tục triển khai làm để theo đúng tiến độ đề ra thì đối mặt chất lượng công trình khó đảm bảo. Khách hàng khi nhận sản phẩm không được như ý muốn.

Trong bối cảnh này gánh nặng đang đổ dồn hết lên vai chủ đầu tư. Vì vậy tôi cho rằng phương án thượng sách nhất là nhà đầu tư, người mua nhà cùng chia sẻ khó khăn với chủ đầu tư. Hơn nữa, giãn tiến độ cũng giúp chủ đầu tư đảm bảo chất lượng, giữ giá thành cao hơn.

* Thời gian vừa qua, trên thị trường xuất hiện tượng chào bán dự án vậy thì tình trạng chung thị trường như thế nào?

Chào bán cũng xét trên góc độ có người mua hay không. Hiện tượng, chuyển nhượng dự án đang nóng lên tại Việt Nam nhưng khi niềm tin đối với thị trường không có thì sẽ khó tìm được người mua.

Rất nhiều dự án được chào bán nhưng hiện nay không có người mua. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đặt câu hỏi lớn cho thị trường Việt Nam. Là nhà đầu tư họ luôn mong muốn đầu tư trong môi trường chính sách ổn định. Thậm chí, ngay cả khi chính sách tốt nhưng đưa ra không đúng thời điểm cũng làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư.

Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Châu Âu, Trung Đông, đang muốn đổ tiền vào Việt Nam để đầu tư bởi họ cảm thấy môi trường đầu tư VN rất tiềm năng nhưng điều họ quan ngại vấn đề chính sách.

* Được biết, tại TPHCM đang có rất nhiều dự án chào bán thậm chí dưới giá vốn, vậy chủ đầu tư đang kỳ vọng vào điều gì để giúp họ vượt qua tình thế phải dự án dưới giá vốn không thưa ông?

Kỳ vọng lớn nhất nhà đầu tư gây dựng lòng tin đối với khách hàng. Lòng tin được hiểu nhiều cách chúng ta hứa cái gì và chúng ta thực hiện điều gì. Khách hàng họ mong muốn điều gì. Đối với sản phẩm nhà ở mà nhận đúng thời hạn nhưng chất lượng không đặt được những gì chúng ta quảng bá thì đó là mất lòng tin.

Các doanh nghiệp bất động sản đang đặt kỳ vọng vào việc cơ chế chính sách thay đổi và mở rộng hơn đối với các khách hàng. Chẳng hạn, như khách hàng nước nước ngoài có thể mua nhà ở tại Việt Nam trong thời gian giới hạn. Đơn cử như Singapore họ đã được làm như vậy và quản lý bằng giá cả rất tốt.

Xin cám ơn ông!

DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia