Top

“Ngày tàn” của giới tỷ phú bất động sản Hồng Kông

Cập nhật 05/04/2012 14:10

Hệ thống đất đai ở Hồng Kông tạo điều kiện để những “tay to” của thị trường đã giàu lại càng giàu. Có lý do để tin thời kỳ hoàng kim trên sẽ kết thúc.

Từng được coi như nhân vật đáng coi trọng nhất trong xã hội, doanh nhân bất động sản Hồng Kông giờ bị coi như những kẻ tham lam.

Cần nhớ rằng vụ bắt giữ vì nghi vấn đưa hối lộ của hai tỷ phú Thomas và Raymon Kwok, người đứng đầu “đế chế” bất động sản Sun Hung Kai ở Hồng Kông diễn ra chỉ 5 ngày sau khi Hồng Kông có trưởng đặc khu hành chính mới, ông Lương Chấn Anh.

Người ta đang nói nhiều đến mối câu kết giữ chính quyền và một số doanh nghiệp lớn tại Hồng Kông và ông Leung, tân trưởng đặc khu hành chính, đã viết rất nhiều đề xuất về cải tổ hệ thống đất đai tại Hồng Kông từng đẩy giá đất lên cao “trên trời”.

Có thể thời điểm của vụ bắt giữ chỉ tình cờ gần với thời điểm Hồng Kông có trưởng đặc khu hành chính mới, nó vẫn cho thấy rằng sự công bằng trong sân chơi kinh tế ở Hồng Kông sẽ vẫn ở vị trí tâm điểm các cuộc bàn luận chính trị trong thời gian tới. Sự suy tàn của giới tài phiệt Hồng Kông có lẽ đã bắt đầu.

Giới doanh nhân giàu có Hồng Kông một thời luôn khiến người ta ngưỡng mộ. Vài năm gần đây, họ thường bị coi như kẻ tham lam bởi xã hội chỉ trích rất nhiều về sự tập trung về tài sản và quyền lực ở Hồng Kông cũng như sự lừa gạt người tiêu dùng.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề nằm ở cấu trúc của thị trường bất động sản. Một số lượng nhỏ các công ty bất động sản lớn thống trị thị trường, vì vậy họ có tầm ảnh hưởng lớn lên nhiều ngành khác, từ bán lẻ, viễn thông cho đến ngân hàng. Sun Hung Kai tập trung chủ yếu vào bất động sản thế nhưng quỹ đất của công ty lớn nhất tại Hồng Kông. Công ty nghiên cứu Macquaire Research ước tính giá trị ở mức khoảng 49 tỷ USD.

Tại nhiều nơi khác khi một số rất ít kiểm soát quá nhiều, sẽ có một ai đó đưa ra chính sách để hạn chế tầm ảnh hưởng về chính trị. Trường hợp này không xảy ra ở Hồng Kông. Thay vào đó, đặc điểm riêng biệt của hệ thống đất đai ở Hồng Kông lại tạo điều kiện để những “tay to” của thị trường càng hưởng lợi lớn hơn nữa.

Câu chuyện bắt đầu từ thời thuộc địa, chuyên gia nghiên cứu Stephen Brown trong một nghiên cứu có tên "The Political Economy of Land" đã nói nhiều đến điều này. Người Anh tạo ra hệ thống thuê đất mà chính phủ nằm độc quyền về đất. Theo chế độ mà người Anh áp dụng với Hồng Kông vào cuối thế kỷ 19, quyền sở hữu đất chủ yếu có được nhờ các phiên đấu giá chỉ dành riêng cho những ai đủ giàu để tham gia.

Mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu một ai đó đầu tư trước khi thị trường xuống giá. Thế nhưng qua thời gian, kẻ thắng cũ thường thống trị. Rào cản đối với người mới gia nhập thị trường ngày một lớn hơn.

Bao lâu nay, bất động sản luôn mang lại động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế. Từ năm 1980 đến năm 1985, trung bình khoảng 29% GDP của Hồng Kông đến từ hoạt động phát triển đất đai và dịch vụ tài chính.

Thuế trực tiếp thấp và chủ yếu do người giàu đóng. Doanh thu từ đất đai cũng được đưa vào để phát triển nhà ở xã hội và hệ thống hỗ trợ thế chấp, hệ thống giao thông và chăm sóc y tế đẳng cấp thế giới.

Thực tế trên lý giải tại sao người đại chúng ở Hồng Kông rất ngưỡng mộ chứ không căm ghét tỷ phú bất động sản giàu có hàng đầu. Ông Lý Gia Thành được coi như “siêu nhân”. Từng lời tuyên bố về đầu tư của các tỷ phú không khỏi khiến công chúng và giới truyền thông xôn xao.

Các tấn bi kịch gia đình của người giàu cũng khiến xã hội dõi theo chặt chẽ, trong đó phải kể đến vụ bắt cóc đầy bi thương của một trong những anh em nhà Kwok và gần đây nhất, cuộc chiến gia đình đã buộc Walter ra khỏi tập đoàn. Nhiều người tin chính bê bối đó đã dẫn đến rắc rối với gia đình này hiện nay.

Câu hỏi giá nhiều triệu USD hiện chính là liệu vụ bắt giữ hai anh em nhà Kwok có mang đến thay đổi cho hệ thống đất đai của Hồng Kông? Ông Lương Chấn Anh không được lòng giới tỷ phú bất động sản Hồng Kông khi ông vận động tranh cử bởi ông luôn thể hiện tâm trạng lo lắng về việc giá nhà quá cao và tình trạng thiếu thốn nhà.

Ông Đổng Kiến Hoa, người từng đảm nhiệm chức vụ trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, đã rất cố gắng tăng nguồn cung và san phẳng “sân chơi” thời kỳ cuối thập niên 1990 và đầu 2000. Thị trường bất động sản đã lao dốc đầy “đau đớn”. Dù lúc đó ông đúng và sau này ông vẫn đúng nhưng cuối cùng kế hoạch của ông đành phải ngưng lại, thị trường đã vậy, để làm khác được cực kỳ khó. Dù tốt hơn hay xấu đi, Hồng Kông đã quen với hệ thống hiện tại rồi. Người ta chỉ có thể an ủi mình bằng cách hãy ngửa mặt nhìn lên trời, ngắm tòa nhà chọc trời tráng lệ nhất thế giới và tin rằng không phải mọi chuyện đều quá tệ.

DiaOcOnline.vn - Theo Trí Thức Trẻ