Là một nhà tiếp thị, bạn không thể bỏ qua tác động tâm lý học của màu sắc. Màu sắc là một trong những công cụ xây dựng thương hiệu để nhấn mạnh các thuộc tính của nó và tạo những kết nối cảm xúc với các nhóm người.
Tuy nhiên, màu sắc không chỉ dành cho các công ty kinh doanh hoặc các sản phẩm trên sạp hàng bán lẻ mà nó còn là một phần rất quan trọng của thương hiệu cá nhân.
Tất cả chúng ta đều có nhiều ý tưởng về màu sắc. Chúng ta lựa chọn màu sắc cho quần áo và những bức tường nhà. Nhưng bài báo này không chỉ nói về cách lựa chọn màu sắc để làm nổi bật dáng vẻ bề ngoài hay tạo một ấn tượng khó quên cho ngôi nhà của bạn mà nó còn nói về cách chọn lựa màu sắc phản ánh giá trị lời hứa thương hiệu giúp bạn có thể sử dụng phù hợp trong các công cụ tiếp thị của mình.
Để hiểu đúng và sâu hơn cách lựa chọn màu sắc cho thương hiệu, hãy nhìn xem các công ty lớn đã sử dụng màu như thế nào?
Khi nghe đến hai chữ "Big Blue," bạn nghĩ đến công ty nào? Tất nhiên là IBM.
IBM đã tối đa hóa mối quan hệ duy nhất của nó với màu xanh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trên website của tập đoàn và màu xanh còn được sử dụng ở tất cả các buổi thuyết trình, trên các chất liệu tiếp thị, tên của nhiều sản phẩm, chương trình của nó như: Blue Gene, Deep Blue, and Extreme Blue. Mặc dù, màu xanh là màu logo phổ biến nhất ở các tập đoàn Mỹ nhưng khi nói đến nó, chúng ta thường liên tưởng đến màu xanh của IBM hơn bất kỳ thương hiệu nào khác.
Cũng giống như IBM, một số công ty khá kiên định trong việc sử dụng màu sắc để tạo một dấu ấn riêng trong trí nhớ người tiêu dùng. Home Depot, National Breast Cancer Foundation, UPS, Target chẳng hạn. Và thậm chí một số công ty đã thành công khi thực sự tạo ra một màu sắc cho riêng mình. Ví dụ như Tiffany đã đăng ký thương hiệu với biểu tượng là quả trứng màu xanh của chim cổ đỏ.
Trong khi IBM lựa chọn màu xanh dương phổ biến nhất thì UPS chọn một trong số những màu ít sử dụng nhất – màu nâu để giúp làm nổi bật vẻ bề ngoài của nhân viên. Những bộ đồng phục màu nâu và khẩu hiệu “màu nâu có thể mang gì đến cho bạn?” thực sự quan trọng và ảnh hưởng đến các yếu tố trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty.
Màu sắc tạo sự phân biệt
Khả năng nhận dạng một công ty bằng màu sắc thương hiệu cho hiệu quả đáng ngạc nhiên. Khi bạn đứng ở bến đỗ xe buýt ngoài sân bay, chờ một người đại diện tổ chức ra đón bạn, bạn biết bạn đang tìm kiếm một nhân viên áo màu vàng (Hertz), đỏ (Avis), hoặc xanh (National). Và sẽ trở nên khó khăn hơn để nhận ra các nhân viên Budget (cam và xanh) và Alamo (vàng và xanh). Sự phối hợp nhiều màu sắc có thể khiến nhiều người cảm thấy rối mắt nhưng trường hợp như Google hay eBay lại ngoại lệ. Cả hai công ty đều có logo đến 4 màu, và những logo đa màu sắc đó dường như đã giúp họ khác biệt hẳn với các đối thủ cạnh tranh.
Khi Apple thay đổi tên từ Apple Computer thành Apple để cho thấy sự đa dạng trong sản phẩm thì nó cũng thay đổi luôn logo từ đa màu sắc (cầu vồng) thành chỉ với một màu duy nhất – màu bạc.
Màu sắc có thể tạo ảnh hưởng kép
Một số công ty và sản phẩm có cả màu trong bản thân cái tên của chúng: Oangre (Công ty viễn thông Châu Âu), JetBlue, Green Mountain Coffee Roasters, Yellow Pages, và Blue Cross/Blue Shield. Tất cả chúng đều được lợi cả hai từ sức mạnh tạo cảm xúc của màu sắc.
Và nền công nghiệp âm nhạc dường như cũng có sự tham vọng kết nối âm thanh với màu sắc: the Red Hot Chili Peppers, Aqua, Pink, Green Day, Deep Purple, Simply Red, and the Indigo Girls…chỉ là một vài ví dụ khi các nghệ sỹ thu thanh những bản nhạc đầy màu sắc. Dù màu xanh là màu phổ biến nhất của các tập đoàn ở Mỹ, nhưng màu đỏ dường như nổi bật lên ở một vài công ty có tên gồm cả màu sắc. Red Herring, the American Red Cross, Red Envelope, và Red Hat Software là nhiều trong số công ty đã lựa chọn mối liên kết bản hân họ với màu sắc để tạo sự ấm cúng, sôi động và gây kích thích mạnh mẽ.
Màu sắc tạo sự phục hưng
Mars, một trong những công ty sản xuất thức ăn lớn nhất thế giới, tất nhiên hiểu rõ giá trị của màu sắc. Công ty đã thổi một luồng sức sống mới vào thương hiệu M&M của nó bắt đầu từ khi có một cuộc tranh luận để tìm ra màu sắc kế tiếp của M&M.
Tạo ra các sản phầm màu xanh, và Mars ra quân với một chiến dịch quảng cáo cực kỳ thành công để miêu tả một M&Ms khác, và buộc những người dù không thích màu xanh cũng phải chấp nhận.
Màu sắc nhận dạng thương hiệu cá nhân
Là một nhà làm thương hiệu, bạn biết màu sắc rất quan trọng đối với công ty – và nó cũng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Màu sắc được sử dụng để nhấn mạnh những thuộc tính thương hiệu cá nhân, gợi lên cảm xúc và xây dựng tất cả các kết nối quan trọng với những người có liên quan đến thương hiệu.
Theo Sue Brettell, công ty Id Creative Solutions, một công ty chuyên thiết kế logo ở Lodon cho biết: “Màu sắc là quyết định sống còn trong quá trình thiết kế và là ưu tiên của tôi khi xây dựng đặc điểm nhận dạng thương hiệu cá nhân. Công việc của người thiết kế là hướng dẫn khách hàng lựa chọn màu sắc để thể hiện rõ thương hiệu cá nhân của họ nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.”
Website của bạn cũng như như tấm cards, đồ dùng văn phòng, mẩu thư cảm ơn, resume…chỉ là một trong nhiều công cụ tiếp thị của nghề mà trong đó bạn nên sử dụng màu sắc một cách thích hợp và kiên định. Tất nhiên, khi thuyết trình ở công ty, bạn phải sử dụng hệ thống nhận dạng thương hiệu của công ty, tuy nhiên sẽ nó sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn để có được sự nhận dạng thương hiệu riêng trong các giao tiếp cá nhân và nghề tiếp thị.
Màu sắc có sức mạnh đến kỳ diệu. Nó là công cụ xây dựng thương hiệu cá nhân quan trọng, vì thế hãy sử dụng thật thông minh và kiên định để trở thành công cụ phụ trợ cho các hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Để chắc chắc tạo được màu sắc phù hợp với mình, hãy làm theo 5 quy tắc được liệt kê dưới đây:
Hãy chắc chắn, màu sắc mà bạn lựa chọn phải….
1. Đúng đắn, chính xác: Hãy trở thành một người am hiểu sâu sắc về ý nghĩa của từng màu sắc khác nhau. Lựa chọn một màu mà nhấn mạnh được các thuộc tính thương hiệu của bạn và tránh lựa chọn chỉ một màu đơn giản vì đó là màu yêu thích của bạn.
2. Có liên quan: Phải chắc chắn rằng màu này có liên quan và thu hút khách hàng mục tiêu. Kiểm tra lựa chọn màu sắc với khách hàng mục tiêu của bạn trước khi có quyết định chính thức.
3. Văn hóa đúng: Hãy chắc chắn rằng chúng phải được chấp nhận ở các nền văn hóa trên thế giới, những nơi mà bạn có kế hoạch kinh doanh.
4. Áp dụng kiên định: Luôn luôn sử dụng những màu sắc giống nhau. Hiểu được công thức the PMS, RGB (đỏ, xanh lục, xanh dương) và CMYK (lục lam, đỏ tươi, vàng) cho bức tranh bạn lựa chọn. Người thiết kế thương hiệu cá nhân có thể được trợ giúp bằng Adobe Illustrator, Photoshop, và InDesign để tạo được màu sắc như ý muốn.
5. Có sự lặp đi lặp lại: Nhấn mạnh màu sắc thương hiệu cá nhân trong tất cả các công cụ tiếp thị (website, business cards, các chất liệu marketing, resume, thư cảm ơn….).
DiaOcOnline.vn - Theo Người Lãnh Đạo