Sau nhiều năm yên ắng, đến nay khi các căn hộ, nhà tái định cư được cơ quan chức năng tiến hành cấp sổ hồng, sổ đỏ (GCN) cũng là lúc phát sinh tranh chấp giữa người mua với người bán các suất tái định cư.
Kiện tụng sau 10 năm
Sau khi TPHCM di dời giải tỏa một số khu dân cư, nhiều người có suất tái định cư (bằng nền đất hoặc căn hộ) nhưng không có nhu cầu sử dụng nên đã bán lại. Thông thường, các suất tái định cư được đền bù hoặc bán với giá bảo toàn vốn nên khá rẻ, những người không có nhu cầu sử dụng do đó cũng bán lại với giá khá mềm. Vì vậy, có một thời gian các suất tái định cư là “hàng hot”.
Tuy nhiên, điều bất lợi cho người mua là mọi giấy tờ liên quan đều do chủ “gốc” đứng tên, mỗi khi có việc gì cần ký tên người mua đều phải nhờ người bán đi ký.
Các dự án tái định cư đều được miễn tiền sử dụng đất nên giá thành căn hộ, nền đất khá thấp. Nếu xem xét cấp giấy cho những trường hợp chỉ giao dịch bằng giấy tay sẽ không đúng quy định hiện hành. Do đó vấn đề này phải xin ý kiến TP và Trung ương. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM |
Năm 1999, bà Trần Đoàn Hạnh (Hà Nội) chuyển vào TPHCM sinh sống, được người quen giới thiệu mua căn hộ tái định cư tại chung cư 1 Bis/1 kép Nguyễn Đình Chiểu (quận 1) của bà Trần Thị L. Bà Hạnh đã ở căn hộ nói trên từ năm 2001-2011 thì nhận được thông báo của UBND quận 1 về việc căn nhà trên thuộc diện bị giải tỏa lần 2.
Bất ngờ hơn, sau 10 năm chuyển nhượng nhà, ngày 11-2-2011, bà L. khởi kiện bà Hạnh, yêu cầu TAND quận 1 tuyên hợp đồng mua bán nhà giữa bà và bà Hạnh vô hiệu. Vụ án sau đó được chuyển cho TAND quận Đống Đa, TP Hà Nội thụ lý. Đến ngày 9-7-2012, TAND quận Đống Đa ra quyết định đình chỉ vụ án do bà L. rút đơn khởi kiện. S
Sau khi vụ án bị đình chỉ, bà Hạnh làm đơn đề nghị UBND quận 1 chi tiền bồi thường nhưng không được chấp nhận, do hợp đồng mua căn hộ, quyết định thu hồi đất, bồi thường đứng tên bà L.
Ông Hứa Ngọc Thảo, Trưởng ban đền bù giải phóng mặt bằng quận 2, TPHCM, cho biết trong mua bán suất tái định cư, thông thường các bên chỉ thỏa thuận bằng giấy tay. Sau đó, người bán làm giấy ủy quyền cho người mua đi liên hệ với các cơ quan chức năng để nhận nền đất hay căn hộ, về mặt giấy tờ người bán vẫn đứng tên.
Thời gian qua, trên địa bàn quận 2 cũng diễn ra nhiều trường hợp tranh chấp giữa người bán và người mua. Có trường hợp sau khi bán thấy giá nhà, đất lên nên người bán quay lại đòi thêm. Có trường hợp người bán sau khi lấy tiền đã dọn đi đâu không rõ, khiến người mua gặp rắc rối khi cần ký các giấy tờ liên quan.
Cần cơ chế riêng?
Cách đây 3 năm, ĐTTC đã có bài phản ánh trường hợp mua bán nền nhà tái định cư tại khu đô thị Vĩnh Lộc (Bình Tân). Theo tìm hiểu, đến nay nhiều trường hợp mua suất nền tái định cư mặc dù đã làm nhà ở nhưng vẫn không liên hệ được với cơ quan chức năng để làm GCN. Vừa qua, Ban quản lý dự án khu đô thị mới Vĩnh Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 5) thông báo sẽ làm GCN trong khu tái định cư và yêu cầu người dân nộp hồ sơ.
Hàng chục ngàn căn hộ tái định cư đang được xây dựng trên địa bàn quận 2. Ảnh: Bình Minh
|