Thời gian qua, việc khiếu nại về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong số lượng đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng. Để bạn đọc hiểu rõ quy trình tiếp nhận, xử lý của các cấp chính quyền, xin giới thiệu Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND TP và Chủ tịch UBND quận huyện theo Quyết định 132 của UBND TPHCM ban hành năm 2006.
1. Đối với cấp quận, huyện, việc tiếp
nhận, xử lý đơn khiếu nại về đất đai
được giao cho Tổ Tiếp công dân của Văn
phòng HĐND và UBND quận, huyện. Đây
là đầu mối tiếp nhận đơn khiếu nại về
quản lý đất đai được gửi đến UBND quận,
huyện; sau đó phân loại, xử lý, theo dõi
kết quả giải quyết và tổng hợp báo cáo
Chủ tịch UBND quận, huyện. Đối với đơn
thư khiếu nại về quản lý đất đai gửi đến
UBND TP, Văn phòng Tiếp công dân TP
là đầu mối tiếp nhận và có nhiệm vụ phân
loại, xử lý, theo dõi kết quả giải quyết và
tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND TP.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Trưởng phòng Phòng Tài nguyên – Môi trường, hoặc Chánh Thanh tra quận, huyện có trách nhiệm xác minh, báo cáo, đề xuất (kèm
dự thảo quyết định giải quyết) trình Chủ tịch
UBND cùng cấp giải quyết đối với khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính
về quản lý đất đai của Chủ tịch UBND cùng
cấp (ngoại trừ quyết định về bồi thường, hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư).
3. Trình tự, thủ tục xác minh, lập báo
cáo đề xuất giải quyết khiếu nại về
đất đai được tiến hành như sau:
Thứ nhất, Giám đốc Sở Tài nguyên -
Môi trường, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi
trường hoặc Chánh Thanh tra quận, huyện
phân công cán bộ thụ lý hồ sơ khiếu nại về
đất đai. Cán bộ thụ lý nghiên cứu nội dung
đơn, quyết định hành chính hoặc hành vi
hành chính bị khiếu nại và các chứng cứ kèm
theo, lập kế hoạch tiến hành xác minh, kế
hoạch tổ chức đối thoại, báo cáo đề xuất, kèm
dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại.
Thứ hai, việc thụ lý, xem xét duyệt
ký báo cáo đề xuất và chuyển giao trực
tiếp báo cáo, kèm biên bản tiếp xúc đến
Văn phòng Tiếp công dân thành phố, Văn
phòng HĐND và UBND TP, Văn phòng
HĐND và UBND quận, huyện được thực
hiện trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày
thụ lý. Đối với vụ phức tạp, thời hạn có thể
kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày, kể
từ ngày thụ lý. Trường hợp cần phải tiến
hành đo, vẽ, trưng cầu giám định thì thời
gian thực hiện không được quá 20 ngày.
Trong trường hợp cơ quan thụ lý đã gửi giấy mời đến người khiếu nại 2 lần, thông qua UBND xã, phường, thị trấn (nếu là cán
bộ, công chức thì thông qua cơ quan cơ quan nơi người đó hiện đang công tác) nhưng người khiếu
nại vẫn không đến thì cơ quan thụ lý giải
quyết việc khiếu nại trên cơ sở hồ sơ hiện có.
4. Đối với việc ban hành quyết định giải
quyết khiếu nại về đất đai, được quy định:
- Chủ tịch UBND ký quyết định giải
quyết khiếu nại trong thời hạn 10 ngày. Chủ
tịch UBND quận, huyện ký quyết định giải
quyết khiếu nại trong thời hạn 7 ngày kể từ
ngày nhận được báo cáo đềxuất kèm dự thảo
quyết định của cơ quan tham mưu.
- Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch UBND
quận - huyện có thể giao trách nhiệm cho Chánh văn phòng HĐND và UBND cùng cấp xem xét báo cáo đề xuất, rà soát dự
thảo quyết định giải quyết khiếu nại trước
khi ký ban hành và phải bảo đảm thời
hạn giải quyết khiếu nại theo quy định.
Trường hợp Chủ tịch UBND TP, Chủ
tịch UBND quận, huyện chỉ đạo họp với
các ngành thì Chánh Văn phòng HĐND
và UBND cùng cấp tổ chức cuộc họp trong
thời hạn 10 ngày đối với cấp thành phố, 7
ngày đối với cấp quận, huyện kể từ ngày
nhận ý kiến chỉ đạo và có trách nhiệm
hoàn thành biên bản cuộc họp, thông báo
kết luận cuộc họp. Đối với những vụ việc
cần chuyển giao cho cơ quan tham mưu
xác minh, báo cáo bổ sung thì thời hạn do
Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch UBND quận, huyện (người chủ trì cuộc họp) quyết định nhưng không quá 30 ngày đối với cấp TP
và không quá 20 ngày đối với cấp quận,
huyện kể từ ngày tổ chức cuộc họp.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND quận, huyện, quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu và quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch UBND TP phải thể hiện đầy đủ chi tiết nội dung sự việc trên cơ sở hồ sơ tài liệu đã xác
minh thu thập trong quá trình giải quyết ở
mỗi cấp. Quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu và lần hai phải được công bố công
khai và gửi cho người khiếu nại, người bị
khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan.