Top

Bất lợi trong các hợp đồng mua bán: Lỗi từ phía khách hàng?

Cập nhật 30/08/2013 13:26

Thời gian gần đây trên thị trường BĐS đã thường xuyên xảy ra tình trạng kiện tụng, mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và khách hàng.. Bên cạnh nguyên nhân do cách làm ăn chộp giật, tay không bắt giặc từ phía các chủ đầu tư, có thể thấy một phần lỗi thuộc về phía khách hàng. Họ đã quá chủ quan khi ký vào các hợp đồng mua bán trong khi bản thân họ biết rõ hợp đồng đó gây nhiều bất lợi cho mình.

Bản hợp đồng mua bán căn hộ này được lập vào năm 2009, đúng thời điểm thị trường BĐS sốt nóng. Một nhà đầu tư thông thường có thể nhận thấy hợp đồng có hai điểm bất lợi: Một là tính tiền căn hộ theo giá USD, trái với quy định của  pháp luật, hai là tiến độ đóng tiền căn cứ vào thời gian, chứ không theo tiến độ thi công công trình. Ở điểm bất lợi thứ nhất, khách hàng sẽ phải trả tiền theo giá USD quy đổi, trong khi tỷ giá này thời gain qua thường xuyên biến động theo chiều tăng. Ở điểm bất lợi thứ hai, cứ đến mốc thời gian là khách hàng phải xuống tiền, không cần biết là tiến độ xây dựng đến đâu. Kết quả là tại dự án này, nhiều khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư trên 50% giá trị hợp đồng, nhưng dự án chung cư 45 tầng vẫn chưa lên được tầng nào.

Điều đáng nói là trong số các khách hàng, có rất nhiều người là những nhà đầu tư sành sỏi trên thị trường BĐS, chứ không phải là những người mua nhà lần đầu. Bởi vậy, họ có am hiểu nhất định về thị trường BĐS.

Ông Bùi Quang Hưng - Văn phòng Luật sư BQH & Cộng sự cho hay, khi thị trường phát triển nóng, họ không quan tâm đến hợp đồng ghi gì, thậm chí còn mất khoản tiền chênh lớn để vào tên được hợp đồng, cho nên khi thị trường khó, họ mới nhận ra thiệt thòi cho mình.

Nhiều người mua BĐS thời kỳ thị trường phát triển nóng không nhằm mục đích để ở, mà mua đi bán  lại để kiếm lời. Nhiều hợp đồng mua bán họ có thể sang tay hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng trong mỗi giao dịch. Bởi vậy, mối quan tâm lúc đó của những nhà đầu tư là mua được dự án và tìm cách  bán lại, chứ không quan tâm hợp đồng có những điều khoản gì. Khi thị trường đi xuống, giao dịch bị ngưng trệ, họ không bán được cho người khác. Họ phải tiếp tục hoàn thành những điều khoản đã ký kết với chủ đầu tư. Lúc này, họ mới nhận ra rằng chủ đầu tư đã trói buộc họ bởi những điều khoản vô cùng bất lợi.

Hiện tượng “tranh mua, tranh bán” trong thời điểm BĐS sốt nóng đã để lại nhiều hệ quả. Quy định phát luật hiện hành về BĐS hiện lại chưa hoàn thiện, cho nên, trong những vụ việc xảy ra mâu thuẫn, khách hàng rất khó bảo vệ quyền lợi của mình.

Cũng theo ông Trần Quang Huy, việc đòi lại quyền lợi từ chủ đầu tư là rất khó, những cơ quan chủ quản họ ko chịu trách nhiệm về những hợp đồng dân sự kiểu này. Điều cơ quan chủ quản như Bộ XD có thể làm được chỉ là tiếp tục hoàn thiện hợp đồng.

Có thể nói, những vụ tranh chấp trên thị trường BĐS hiện nay là bài học xương máu đối với các nhà đầu tư nói riêng và người mua nhà nói chung. Theo tiết lộ của các luật sư, khách hàng của họ thường là phía doanh nghiệp. Còn lại rất hiếm nhà đầu tư hay người dân tìm hiểu, tham khảo ý kiến chuyên gia luật trước khi ký kết những hợp đồng mua bán BĐS. Đây là một trong những yếu tố khiến những người thiếu kinh nghiệm mắc bẫy khi tham gia ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư.

DiaOcOnline.vn - Theo VITV