Top

Những thương hiệu Việt vẫn trụ vững sau trăm năm hoạt động

Cập nhật 12/08/2013 11:35

Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người Pháp đã gây dựng khá nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường, dù cho tên gọi có thay đổi ít nhiều qua hàng trăm năm.

Cảng Sài Gòn / Cảng Hải Phòng

Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng được người Pháp thành lập từ rất sớm sau khi đô hộ nước ta, lần lượt vào các năm 1863 (150 năm tuổi) và 1876 (137 năm).


Do vị trí quan trọng nên đến nay, đây vẫn là những cảng quan trọng của Việt Nam. Do nằm sâu trong nội thành nên một phần của cảng Sài Gòn đã được di dời ra ngoại thành.

Cả 2 cảng trên hiện trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Habeco (1890) / Halico (1898)

Tổng Công ty Bia rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) tiền thân là Nhà máy bia Hommel thành lập năm 1890. Hiện nay, Habeco là doanh nghiệp đứng thứ 3 về thị phần bia ở Việt Nam.


Dưới trướng của Habeco còn có CTCP Cồn rượu Hà Nội (Halico) – công ty nổi tiếng với sản phẩm Vodka Hà Nội.Tiền thân của Halico là Nhà máy Rượu Hà Nội do Hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898.

Cách đây không lâu, hãng rượu Anh quốc Diageo đã chi đậm để sở hữu 45,5% cổ phần của Halico.

Sabeco (1875)

Tiền thân của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875. Đến năm 1910, xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá.


Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp và mang tên nhà máy bia Chợ Lớn.

Sản lượng bia năm 2012 của Sabeco đạt 1,26 tỷ lít với tổng doanh thu các loại đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng.

Giống như Habeco, dưới trướng Sabeco cũng có một thương hiệu rượu là Rượu Bình Tây, ra đời năm 1902. Tuy nhiên, quy mô của Bình Tây khá nhỏ so với Halico.

Xi măng Hải Phòng (1899)

Ảnh: Nhà máy xi măng Hải Phòng năm 1955, Nguồn: Panoramio

Nhà máy xi măng Hải Phòng là nhà xi măng đầu tiên tại khu vực Đông Dương với biểu tượng đặc trưng hình con rồng. Hiện nay, Xi măng Hải Phòng là một trong những công ty chủ chốt của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).

Bia Larue (1909)

Biere Larue với biểu tượng con cọp đặc trưng ra đời năm 1909 bởi ông Victor Larue, chính là người đã sáng lập ra tiền thân của Sabeco ngày nay.


Larue hiện thuộc sở hữu của Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam, đơn vị đang sản xuất các nhãn hiệu bia Tiger và Heineken.

Nước khoáng Vĩnh Hảo (1928)

Suối nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận) được phát hiện tình cờ năm 1909 bởi một thương gia tên Bùi Huy Tín. Tuy nhiên, đến tận năm 1928, nước khoáng Vĩnh Hảo mới bắt đầu khai thác và thương mại hóa.



Vĩnh Hảo hiện là một thương hiệu lớn trong thị trường nước khoáng, tuy nhiên, những năm vừa qua, kết quả kinh doanh còn khiêm tốn. Mới đây, Masan Consumer đã giành được quyền kiểm soát Vĩnh Hảo sau khi trả mức giá được đánh giá là khá hời

DiaOcOnline.vn - Theo Dùng Hàng Việt

Tiếp thị cho Gen Y

Cập nhật: 07/08/2013 09:44

Những người tiêu dùng thuộc thế hệ Y (Gen Y) được hiểu là nhóm khách hàng trẻ sinh ra trong giai đoạn 1982-1993. Ở hầu hết các nước trên thế giới, ...

Tập đoàn quảng cáo lớn nhất thế giới ra đời từ…câu nói đùa

Cập nhật: 01/08/2013 14:41

Đầu tuần này hai công ty quảng cáo Publicis của Pháp và Omnicom của Mỹ đã công bố kế hoạch sáp nhập, cho ra đời tập đoàn quảng cáo lớn nhất thế giới. ...

Những poster gây ấn tượng tới hàng triệu người

Cập nhật: 30/07/2013 13:51

Những poster nâng cao nhận thức con người, thúc đẩy và cổ vũ hành động vì một thế giới công bằng hơn, tốt đẹp hơn, và trân trọng tự nhiên hơn. Hãy ...

Từ chuyện nước mắm đòi thương hiệu

Cập nhật: 23/07/2013 09:21

Sau 3 năm chạy theo thủ tục, nước mắm Phú Quốc vừa được cấp quy chế bảo hộ chủ dẫn địa lý tại EU. Các loại sản phẩm đặc sản khác của Việt Nam có đủ ...

Bài học đặc biệt về marketing từ 'Running Man'

Cập nhật: 19/07/2013 09:04

Cuốc chạy theo xe Arseanal của anh chàng "Running Man" là một bài học tốt về cách tạo khác biệt để đạt được thành công trong marketing.