Top

Những thương hiệu Việt khiến người tiêu dùng không thể quên

Cập nhật 05/03/2014 16:01

Xà bông Cô Ba, dầu gội Lan Hảo, kem đánh răng Dạ Lan... là những thương hiệu Việt từng quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt.


Bột gạo lứt Bích Chi từng là sản phẩm ăn dặm hàng đầu của Việt Nam những năm 60-90 của thế kỷ trước. Thời điểm năm 1966, khi chăm sóc cô con gái nhỏ Trần Thị Bích Chi, ông Tư Khánh đã sáng tạo ra loại bột này từ những kinh nghiệm thời còn chiến đấu tại chiến trường. Thời kỳ đỉnh cao của bột Bích Chi là những năm 1970-1975, khi lần đầu tiên thương hiệu này được đầu tư quảng bá và phân phối rộng rãi tại các thị trường lớn như TPHCM, các tỉnh miền Tây và Nam Trung Bộ… thu hút đông đảo người dùng. Đến nay, bột gạo lứt Bích Chi vẫn còn được nhiều người ưa chuộng.


Những tập giấy vở học sinh Bãi Bằng từng làm bạn với nhiều thế hệ người Việt, nhất là thế hệ 7X, 8X.


Có một thời, xà bông, sữa tắm “Cô Ba” là món mỹ phẩm không thể thiếu của các bà, các cô từ miền Đông Nam bộ đến miền Tây Nam bộ. Ông chủ của thương hiệu này là tỷ phú người Việt gốc Hoa Trương Văn Bền.

Một hình ảnh quảng cáo xà bông Cô Ba bằng tiếng Pháp.


Nổi tiếng, lụi bại, rồi tái xuất, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan một thời là sản phẩm Việt nức tiếng trong khu vực. Vào những năm 1993-1994, Dạ Lan lớn mạnh, chiếm tới gần 70% thị phần cả nước.  Riêng từ Đà Nẵng trở vào chiếm tới 90%, góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Nhưng sau đó, ông Trịnh Thành Nhơn - người tạo ra thương hiệu này - lại bán Dạ Lan cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD. Dạ Lan chỉ tồn tại vỏn vẹn 3 tháng trước khi kem Colgate xuất hiện thế chỗ và phát triển cho đến nay. Năm 2009, Dạ Lan được chính ông Nhơn đưa trở lại thị trường Việt, và thuộc sở hữu của Công ty Hóa Mỹ phẩm Quốc tế (ICC).


Khi những chiếc bật lửa chưa phổ biến, diêm Thống Nhất là sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt của người Việt.


Dầu gội bồ kết, mỹ phẩm Lan Hảo quen thuộc một thời. Năm 1968, những sản phẩm mang thương hiệu Thorakao được bán rộng rãi trên toàn miền Nam, có chi nhánh ở Campuchia và mở rộng cung cấp ra toàn Đông Nam Á. Từng giữ ngôi vương trong ngành hóa mỹ phẩm, Thorakao lại bị những thương hiệu ngoại chèn ép, buộc phải sống nhờ thị trường xuất khẩu, chủ yếu là Campuchia.


Mì giấy Miliket 2 tôm, 4 tôm, mỳ cân... là những sản phẩm ăn liền quen thuộc của nhiều thế hệ người Việt. Đến nay, dù thị trường mì gói đã có thêm nhiều tên tuổi đại gia, nhưng Miliket vẫn được người Việt ưa thích.


Những năm 90 của thế kỷ trước, trong bất cứ gia đình người Việt nào cũng có một hộp Cao Sao Vàng như thế này.


Xe đạp Thống Nhất là phương tiện đi lại phổ biến của người Việt thế kỷ trước. Giá của mỗi chiếc xe đạp Thống Nhất những năm đầu giải phóng tương đương cả cây vàng.

Một chiếc xe hiệu Viha cũng của công ty xe đạp Thống Nhất.


DiaOcOnline.vn - Theo Brands Vietnam

Tân Hiệp Phát câu chuyện thương hiệu 18 năm ++

Cập nhật: 04/03/2014 16:36

Sau 18 năm xây dựng và phát triển, đến nay Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam. Tân Hiệp ...

Cuộc đấu bất ngờ giữa Samsung và Apple tại giải Oscar

Cập nhật: 03/03/2014 16:32

Ngôi sao truyền hình Ellen DeGeneres chủ trì sân khấu đêm trao giải Oscar và bà đã dành vài phút để chụp ảnh "tự sướng" bằng điện thoại Galaxy Note 3.

Gỡ bỏ quảng cáo xấu xí với DOVE Ad Makeover

Cập nhật: 27/02/2014 16:17

Dove dùng ứng dụng Facebook "tuyên chiến" với loại quảng cáo khiến phụ nữ cảm thấy mặc cảm về cơ thể của mình.

Vì sao WhatsApp trị giá 16 tỷ USD trong mắt Facebook?

Cập nhật: 25/02/2014 16:05

Trong khi Tập đoàn thương mại điện tử Nhật Bản Rakuten mua Viber với 900 triệu USD, Facebook lại thâu tóm WhatsApp với 16 tỷ USD. Những nguyên do sau ...

McDonald’s: Lịch sử và những cuộc chiến thương hiệu (P2)

Cập nhật: 21/02/2014 16:13

(Tiếp phần trước)