Top

Đừng tìm kiếm công thức trên mạng nữa, đây là cách duy nhất để sở hữu tất cả các kĩ năng!

Cập nhật 07/08/2018 09:14

Người làm việc thực thụ đã phải "ăn nằm" ngấu nghiến không biết bao nhiêu thời gian của thanh xuân để rèn giũa những kĩ năng riêng biệt. Một nhân tài có xuất chúng đến đâu thì cũng ít khi "thai nghén" được một kiệt tác nếu không phải trải qua hàng giờ luyện tập bền bỉ.


Mozart - nhà soạn nhạc đại tài nước Áo đã từng viết những dòng này để gửi cho bạn của mình:

"Hừm, tôi chẳng biết mấy người mà nghĩ rằng nghệ thuật tự dưng khi không tìm đến với tôi một cách dễ ợt đang nghĩ gì. Tôi dám cam đoan với anh, trên đời này chẳng có ai dành nhiều thời gian và tâm sức cho việc soạn nhạc như tôi đâu. Không có một bài nhạc nào mà tôi chưa từng nghiên cứu, thậm chí một bài nghe đi nghe lại cả trăm ngàn lần đấy chứ".

Đạt đến sự thuần thục - chẳng phải là một lối đi dễ dàng

Kĩ năng lĩnh hội thì không thể chuyển giao, mà chỉ có thể rèn giũa và đạt đến mức tinh thông - bằng cách áp dụng nó thật sáng tạo, thậm chí bắt chước và dồn hết tâm sức trí lực cho nó. Những thành tích vẻ vang cũng yêu cầu một mức độ kiên trì bền bỉ và một lòng tin to lớn - dù cho có trải qua bao nhiêu lần đớn đau thất bại. Nói cách khác, bạn phải thật kiên định với hướng đi mà mình đã chọn trong hàng năm trời.

Khi chúng ta có những liên kết cảm xúc với những kĩ năng mà ta khát khao thực hiện, quá trình "thuần thục" sẽ tự động tác động những lực kéo đẩy để bạn có thể vững bước trên con đường đến đỉnh vinh quang. Những thiên tài sáng tạo bậc nhất luôn theo đuổi các tác phẩm của mình, chỉ đơn thuần vì họ chẳng nghĩ được thêm rằng mình có thể làm một điều gì đó khác. Họ dành hàng năm trời để "thuần thục" một kĩ năng, và đến khi kĩ năng đạt đến đẳng cấp "master", họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn với chính cuộc đời của mình.


Đừng chỉ chăm chăm vào kết quả - hãy trân quý cả quá trình phấn đấu

Jeff Goins đã từng phát ngôn như thế này: "Nếu muốn trở thành dân chính chuyên, hãy dẹp cái thói quen quê mùa là hay so sánh với người ta mà bỏ qua việc họ đã cố gắng như thế nào để đạt được điều đó. Cứ lao đầu vào kết quả mà không ai hiểu được điều gì đã dẫn đến kết quả đó thì cũng bằng thừa, nếu không muốn dùm cụm từ ‘thất bại thảm hại’ để diễn tả".

Thường khi thấy người ta thành công, tự dưng não bộ nó truyền xuống tới miệng thốt ra câu này: "Ăn may thôi, tài cán gì". Nhưng mà, ai ai tồn tại trên đời này cũng đều vì một mục đích nào đó, và chính vì lẽ đó, họ luôn luôn có một câu chuyện để kể. Và ở những trường hợp khác nhau, thành công của một ai đó sẽ là một món ăn đầy đủ gia vị của tình yêu với công việc, của sự kiên trì không mỏi mệt và sức tập trung không tưởng.

Chỉ cần có mặt mỗi ngày để học dù bạn chẳng hề có miếng động lực nào, thì xin chúc mừng bạn, bạn đang đường hoàng bước đi trên con đường trở thành dân "pro" chính hiệu đó.


Làm, làm, làm bắt đầu từ ngày hôm nay!

Lấy ví dụ, bạn hoàn toàn có thể trở thành một tay viết "cứng cựa" nếu bạn đặt bản thân vào một khuôn khổ của những chuỗi ngày viết lách liên tục và chia sẻ thành thật những cảm xúc của mình. Chẳng cần phải hoàn hảo không tì vết. Chỉ cần thành tâm mà viết.

Robert Greene, tác giả của quyển Mastery (Thuần thục) giải thích: "Nếu chúng ta trải qua một quá trình để đạt đến sự thuần thục đủ lâu, được nạp thêm cảm hứng từ sự hứng thú và trí tò mò không gì cưỡng lại, chúng ta chắc chắn sẽ đạt được những điều phi thường".

Sự khám phá, điều chỉnh và ứng biến linh hoạt là ba yếu tố tiên quyết khiến bạn đạt đến sự thuần thục như kì vọng. Chẳng ai có thể dự đoán được đích đến ở đâu cả. Và điều đó cũng chả vấn đề gì. Nhưng hãy biến những tác phẩm tầm trung ngày càng tiến bộ và nâng cấp hơn trước.

Lấy Thomas Edison làm một ví dụ thật điển hình nhé. Ông biết rằng mỗi thất bại chính là một bước gần hơn đến giải pháp hữu hiệu nhất. Edison chẳng ngại ngần kiểm nghiệm qua hơn hàng ngàn mẫu vật để chế ra một chiếc bóng đèn. Có lẽ vì vậy mà câu nói: "Tôi thất bại khi nào cơ? Chỉ là tôi tìm ra 10.000 cách không đúng thôi mà!" của ông viral xuyên thời gian và không gian.

Phía sau của một kiệt tác là một đống thất bại ở phía sau lưng. Nếu muốn thuần thục với bất kì thứ gì, với bất kể điều gì, hãy chuẩn bị thật kĩ càng cho một hành trình dài. Trăm vạn lần sai rồi sửa cho đúng, thậm chí làm lại từ con số không.


Đáp án rõ ràng nhất - kết quả - sẽ hiển lộ dần dần qua cả quá trình mà bạn làm một điều gì đó. Dẫu là bất cứ thứ gì, nếu đã làm, hãy biến nó thành thứ "của mình". Đừng chỉ đi tìm những giải pháp dễ dàng mà ai đó đã tìm ra trước đó và dặt nhẹ những kĩ năng của mình.

Không có con đường nào ngắn hơn để dẫn đến sự thuần thục ngoài sự kiên trì bền bỉ và sự kiên định sắt đá. Hãy cứ làm những điều mà bạn tin là bản thân phải tiếp tục. Cứ tiếp tục. Đừng nản chí. Đừng dừng lại. Có thể đi chậm lại, nhưng tuyệt đối không được gục ngã.

Không có bất kì công thức dạy kĩ năng nào có sức mạnh hơn là việc tự đứng lên bắt đầu ngay hôm nay. Hãy chăm chỉ, sáng tạo và luôn nằm lòng, hãy trân trọng cả một quá trình.

Rào cản lớn nhất của sự thuần thục chính là tính thiếu kiên nhẫn. Hãy luôn nhớ!.
DiaOcOnline.vn - Theo Trí Thức Trẻ

Nguyên tắc thành công ít người để ý tới: Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh thì đừng nên cạnh tranh

Cập nhật: 05/08/2018 08:35

Một thực tế thường thấy là lý do chính dẫn bạn đến khủng hoảng là do bạn rời khỏi con đường chính lúc đầu đang dẫn bạn tới thành công. Đôi lúc, việc ...

Digital marketing: chiến lược nào cho vùng nông thôn?

Cập nhật: 09/02/2018 10:23

Ước tính sự tăng trưởng kinh doanh phụ thuộc vào khả năng giúp các nhà cung cấp thu hút người mua sắm ở thành thị và nông thôn.

Bí quyết giảm rủi ro khi sáng tạo

Cập nhật: 15/11/2017 09:24

Mặc dù việc thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo có thể đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN), nhưng tỷ lệ thất bại của các sản phẩm và ...

Quản trị minh bạch để vượt khủng hoảng

Cập nhật: 08/11/2017 14:35

Theo đuổi chính sách minh bạch và hệ thống quản trị chặt chẽ để giúp công ty vượt qua những giai đoạn khủng hoảng, đặc biệt lúc cần vốn đầu tư để ...

Thương hiệu và khách hàng - "người đẹp" và "kẻ tình si"

Cập nhật: 31/10/2017 14:18

Nhà thần kinh học Donald Calne có nói rằng khác nhau cơ bản giữa cảm xúc và lý trí là cảm xúc dẫn đến hành động, còn lý trí chỉ dẫn đến các kết luận.