Top

Danh tiếng trong xây dựng thương hiệu

Cập nhật 10/05/2010 13:30

Trong kinh doanh, mỗi công ty đều có điểm nổi bật riêng và những người tiếp xúc với bạn sẽ đánh giá công ty theo cách riêng của họ ngay cả việc họ chưa hợp tác làm ăn với bạn lần nào. Thách thức ở đây là làm sao giữ được điểm nổi bật của bạn để tất cả mọi người đều có cách nhìn hoàn toàn tích cực. Đó là lý do tại sao chúng ta nên xây dựng thương hiệu để bước qua thách thức này

Thương hiệu có một số chức năng chiến lược, có thể giúp bạn:

Với các công ty kinh doanh nhỏ, thương hiệu không chỉ là những chương trình quảng cáo thay đổi. Thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ cần chứng tỏ cho nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu thấy rằng mình là sự lựa chọn tốt hơn. Xây dựng một thương hiệu nổi tiếng không chỉ phụ thuộc vào những gì bạn làm, mà còn phụ thuộc vào sự khác biệt trong những điều bạn làm so với các đối thủ.

Xây dựng thương hiệu:


Thương hiệu là lời hứa về giá trị mà khách nhận được. Trong một thế giới cạnh tranh phức tạp - chúng ta có thể thấy rất khó để phân biệt đâu là thật và đâu là giả - thì chìa khoá để kinh doanh thành công là phải giúp khách hàng không chỉ hiểu rõ giá trị họ nhận được mà còn hỗ trợ việc thực hiện lời hứa của thương hiệu cùng với bạn.

Để xây dựng một thương hiệu, bạn cần tập trung vào những giá trị mang lại cho khách hàng khi bạn làm hay thay đổi điều gì đó. Bạn có hoàn thành công việc đúng giờ mỗi ngày hay không? Bạn có chờ đợi và giải quyết khó khăn trước khi nó quá lớn? Khách hàng của bạn có tiết kiệm được tiền và giảm stress khi có bạn phục vụ hay không? Bạn có hoàn thành dự án đủ với số tiền trong ngân sách đã chi hay không?

Thương hiệu có khả năng kéo các hoạt động của công ty lại với nhau như dịch vụ khách hàng, khuyến mãi kinh doanh, quan hệ cộng đồng, thư quảng cáo, giảm giá, chương trình tài trợ, các kế hoạch truyền thông vào chung một thông điệp hợp nhất cho sản phẩm hay dịch vụ của công ty.Ngoài ra, thương hiệu còn giúp tất cả chương trình khuyến thị của bạn đi đúng theo mục tiêu của công ty đề ra.

Trong kinh doanh, bạn cần đánh giá thương hiệu của mình trong các mục sau:

Thích hợp với thị trường: Thương hiệu phải đại diện cho một điều gì đó có ý nghĩa với một nhóm người hoặc thị trường mục tiêu và thương hiệu cần bao gồm cả những kinh nghiệm làm kinh doanh của bạn.

Khả năng giữ vững chất lượng thương hiệu: Khách hàng đòi hỏi thương hiệu luôn mang lại những giá trị không thay đổi cho họ vì trong thị trường, giá trị của bạn và sản phẩm thông qua thương hiệu. Con đường duy nhất để khiến họ trung thành với thương hiệu là bạn phải chứng minh được giá trị thương hiệu không thay đổi.

Xây dựng các mối quan hệ: Một thương hiệu không chỉ là logo hoặc quảng cáo trên báo đài hay tivi: “Sức mạnh thương hiệu nằm ở các mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Mối quan hệ càng tốt đẹp bền vững thì công việc kinh doanh càng thuận lợi, và khách hàng càng thích giới thiệu sản phẩm của bạn tới những người bạn của họ.

Trung thành với khách hàng: Kiểm tra thương hiệu thực chất là kiểm tra mức độ trung thành của thương hiệu. Nếu bạn có mối quan hệ hết sức tốt đẹp với nhóm đối tượng truyền thông thì bạn đang sở hữu trong tay một thương hiệu mạnh và một công việc kinh doanh vững chắc.

Danh tiếng là vô giá:Con đường duy nhất dẫn đến thành công trong kinh doanh là phải xây dựng được danh tiếng tốt cho công ty, và thương hiệu có thể giúp bạn đạt được điều đó. Danh tiếng là công cụ tiếp thị tốt nhất khi bạn dùng các mối quan hệ trong kinh doanh và các mối quan hệ với thị trường mục tiêu để truyền thông

Những thương hiệu mạnh luôn hoạt động có hiệu quả trong bất cứ thời điểm nào. Để phát triển một thương hiệu có thể hoạt động lâu dài, bạn cần thực hiện các bước trên ngay bây giờ. Nghĩ xa hơn và kĩ hơn, bạn sẽ thấy những ví dụ cụ thể như thương hiệu Coke, Ford và General Electric. Doanh số họ bán, những thay đổi họ làm đều luôn được đón nhận. Họ dựa vào giá trị thương hiệu được xây dựng trên sự tin tưởng của người tiêu dùng,và từ đó họ xây dựng niềm tin lớn hơn, vững chắc hơn.

Nếu bạn tạo ra niềm tin và đặt được nó vào tâm trí của khách hàng mục tiêu, điều đó có nghĩa là bạn hiện đang nắm được cánh cửa thành công. Càng nhiều người tin vào thương hiệu bạn thì tự nhiên càng thêm nhiều người khác tin vào thương hiệu mà bạn không cần phải đẩy mạnh nó. Nếu thương hiệu rõ ràng, nổi bật, dễ hiểu và mang lại lợi ích cho những người tin tưởng vào nó, nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển kinh doanh trong hiện tại và cả trong tương lai.

DiaOcOnline.vn - Theo Tạp Chí Marketing

14 bước quảng bá doanh nghiệp

Cập nhật: 08/05/2010 11:20

Phần lớn các doanh nghiệp đều có chiến lược xúc tiến riêng nhằm tác động lên thói quen và quan niệm của khách hàng nhờ vào phương pháp cung cấp thông ...

Bốn cách Nghiên cứu thị trường

Cập nhật: 26/04/2010 14:20

Trước khi xây dựng chiến lược thương hiệu mới bạn cần phải biết Bạn đang ở đâu? Đích bạn muốn nhắm tới? Làm cách nào để đạt được? Và cái gì có thể ...

Trật tự mới trong tiếp thị

Cập nhật: 24/04/2010 10:05

Giờ đây, người ta buộc phải “tự vệ” trước quảng cáo bằng cách “cài đặt” sự ngờ vực trở thành một chế độ mặc nhiên trong tâm trí trước mọi thông tin ...

Hãy mở rộng khái niệm "dịch vụ khách hàng"

Cập nhật: 19/04/2010 14:30

Nếu bạn quan niệm rằng dịch vụ chỉ là đem lại cho khách hàng những gì họ muốn, bạn sẽ lâm vào thế bí khi các khách hàng yêu cầu một điều gì đó mà bạn ...

Khắc phục 3 lỗi thường gặp trong marketing

Cập nhật: 17/04/2010 10:20

Nếu Sales là công việc bán hàng cho hiện tại, thì Marketing giúp bán hàng trong tương lai. Bất cứ công ty nào cũng cần đến Marketing. Vì thế, khi bạn ...