Top

Cái lưỡi nêm

Cập nhật 25/03/2008 14:42

Hầu hết các quốc gia sử dụng thuế quan và nhiều biện pháp khác để hạn chế sự cạnh tranh của nhập khẩu và bảo hộ cho các ngành công nghiệp trong nước. Các chính sách như vậy làm tăng giá và phương hại đến tất cả những người phải tiêu dùng các mặt hàng được bảo hộ trong nước.

Các nhà kinh tế ước tính rằng khi sử dụng hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ các ngành công nghiệp như thép, dệt hay đường, những người còn lại phải trả một cái giá cao hơn với tổng số tiền lên đến 100.000 đô la cho mỗi việc làm được giữ lại. Làm thế nào mà một lợi ích nhỏ thu về đối với một số ít người lại luôn luôn được ưu tiên hơn so với tổn thất gộp lại còn lớn hơn rất nhiều đối với số đông như vậy?

Điều trớ trêu ở đây là người ta thường xem xét từng trường hợp một riêng rẽ. Trước hết, có khoảng 10.000 việc làm trong ngành công nghiệp đóng giày sẽ có rủi ro bị mất. Để giữ lại các chỗ làm đó, tất cả những người khác phải trả tổng cộng cả tỷ đô la, nhưng tính chia ra thì chỉ vào khoảng 4 đô la mỗi người. Ai lại không đồng ý trả có 4 đô la để giữ lại đến 10.000 việc làm ngay cả cho những người hoàn toàn xa lạ, đặc biệt là khi bọn ngoại bang xấu xa là những kẻ bị buộc tội gây ra điều đó? Tiếp đó đến lượt ngành may mặc, ngành thép, ngành xe hơi và cứ tiếp tục như thế. Trước khi chúng ta nhận ra điều gì đang xảy ra thì chúng ta đã đồng ý trả tổng cộng 50 tỷ đô la, tức là trên 200 đô la mỗi người, hay gần 1000 đô la mỗi gia đình.

Nếu chúng ta có thể thấy trước cả một quá trình, chúng ta đã có thể nghĩ rằng chi phí này thật sự là quá cao và thấy rằng những công nhân trong mỗi ngành công nghiệp đó thực ra cũng phải gánh chịu những rủi ro từ thương mại quốc tế như bất kỳ một rủi ro kinh tế nào khác.



Các quyết định được đưa ra cho từng trường hợp một như vậy có thể dẫn đến kết cục chung không mong muốn. Thực tế là các cuộc tranh cử theo đa số diễn ra lần lượt theo trình tự có thể dẫn đến kết cục mà mỗi người đều cho là còn tệ hơn là để nguyên hiện trạng.

Cuộc cải cách thuế cá nhân năm 1985 – 1986 đã suýt bị phá sản bởi Thượng nghị viện ban đầu đã tiếp cận theo kiểu từng trường hợp một. Trong vòng đầu tiên của kỳ họp Ủy ban Tài chính, đề xuất được sửa đổi của Kho bạc với các điều khoản về dự phòng lãi suất đặc biệt đã bị đánh giá tệ đến mức người ta để nó chìm luôn. Các thượng nghị sĩ nhận thấy rằng họ mất khả năng ngăn cản bất kỳ một sự vận động có tổ chức nào nhằm giành được một đối xử đặc biệt.

Đúng là sự kết hợp đồng thời của tất cả những người vận động hành lang đó có thể thủ tiêu luôn dự luật và điều đó còn tệ hơn là không làm luật nào cả. Vì vậy, Thượng nghị sỹ Packwood, Chủ tịch Ủy ban, đã tự làm một cuộc vận động cho chính mình: ông thuyết phục số đông các thành viên trong Ủy ban bỏ phiếu chống lại bất kỳ thay đổi nào trong luật thuế, thậm chí cả những thay đổi đặc biệt rất có lợi cho chính những người này. Cuộc cải cách đã được ban hành. Tuy nhiên, các điều khoản đặc biệt thì được hoãn lại theo kỳ, chỉ xem xét một hoặc hai thay đổi mỗi kỳ mà thôi.

Cũng theo hướng tương tự như vậy, quyền phủ quyết dòng hạng mục cho phép Tổng thống phủ quyết ra luật một cách có chọn lọn. Chẳng hạn nếu dự luật mới cho phép chi cho các bữa ăn trưa ở trường học và tàu vũ trụ con thoi mới, Tổng thống sẽ có các lựa chọn hoặc không cái nào, hoặc một trong hai, hoặc cả hai, thay vì như hiện nay là chỉ hoặc không cái nào, hoặc cả hai. Mặc dù phản ứng đầu tiên là điều này có vẻ như cho phép Tổng thống kiển soát việc làm luật tốt hơn, điều ngược lại cũng có thể lại xảy ra khi Quốc hội tỏ ra cẩn trọng hơn khi chọn dự luật để trình thông qua. Trong khi quyền phủ quyết dòng hạng mục nói chung bị cho là trái hiến pháp, vấn đề này có thể sẽ phải đưa ra Tòa án tối cao để giải quyết.

Những vấn đề trên nảy sinh bởi những người ra quyết định thiển cận đã không thể nhìn xa hơn về phía trước để thấy được toàn cảnh bức tranh.



Trong trường hợp cải cách thuế, Thượng nghị viện đã lấy lại sự sáng suốt của mình đúng lúc trong khi vấn đề bảo hộ vẫn còn trì trệ. Trong chương tới chúng ta sẽ phát triển một hệ thống cho phép có được một chiến lược dài hơi hơn.

Tư duy chiến lược
NXB Tri Thức
Giá bán: 68.000 VND

>>Treo chuông cổ mèo

Treo chuông cổ mèo

Cập nhật: 18/03/2008 09:22

Trong câu chuyện của trẻ em về treo chuông cổ mèo, các chú chuột quyết định rằng cuộc sống của chúng sẽ an toàn nếu mèo bị buộc vào cổ một chiếc ...

Câu chuyện chiến lược

Cập nhật: 04/03/2008 15:50

Câu chuyện về nghịch cảnh người tù còn mang một ý tưởng chung hữu ích: hầu hết các trò chơi kinh tế, chính trị hay xã hội đều khác với những trò chơi ...

Dẫn đầu hay không

Cập nhật: 26/02/2008 10:24

Trong kinh doanh, chờ đợi càng lâu thì càng có lợi thế bởi vì không giống như thể thao, cạnh tranh thường không có nghĩa là người thắng sẽ lấy tất ...

Tư duy chiến lược

Cập nhật: 19/02/2008 10:26

Tư duy chiến lược là nghệ thuật vượt qua đối thủ cạnh tranh, với nhận thức rằng họ cũng đang cố gắng vượt qua mình...

'Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu châu Á'

Cập nhật: 15/01/2008 11:29

'Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu châu Á' là cuốn sách được viết bởi Tiến sĩ Paul Temporal, một chuyên gia hàng đầu thế giới về xây ...