Top

Burger King đang được điều hành bởi một 'lũ trẻ'

Cập nhật 29/08/2014 16:27

Ngoài CEO Schwartz mới 32 tuổi, một số lãnh đạo cấp cao khác của Burger King cũng còn rất trẻ như: Josh Kobza, giám đốc tài chính 28 tuổi, Sami Siddiqui, giám đốc quan hệ đầu tư, 29 tuổi.


Tháng 6/2013, Daniel Schwartz chính thức trở thành CEO của Burger King với mức lương 700.000 USD/năm cùng khoản tiền thưởng gấp 2 lần con số đó. Điều đáng nói ở đây là, Schwartz mới 32 tuổi và tương lai phía trước của anh quá rộng mở, nhất là trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh.

Nhóm lãnh đạo trẻ

Kể từ khi thành lập vào năm 1954, Schwartz là CEO thứ 21 của Burger King. Hãng đồ ăn nhanh này hiện có 6 chủ sở hữu nhưng nhiều năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty dường như bị bỏ bê và đang đi theo chiến lược kinh doanh sai lầm.

CEO 32 tuổi Daniel Schwartz của Burger King.

Dù đã là một chuỗi cửa hàng lớn bậc nhất thế giới, nhưng Burger King vẫn đang được điều hành như một công ty mới khởi nghiệp. Bước ngoặt lớn nhất của Burger King xảy ra vào năm 2010 khi hãng này được 3G Capital mua lại với giá 4 tỉ USD.

Tỷ phú Jorge Paulo Lemann, chủ tịch 3G Capital được biết đến là người đi đầu trong chiến dịch "trẻ hóa" Burger King. Ông cho biết rất muốn tìm kiếm những người lãnh đạo trẻ tuổi tài năng để thực hiện cuộc cải cách cho Burger King.

Cùng quan điểm này, William Ackman, giám đốc quỹ đầu tư New York, nhà đầu tư lớn thứ hai vào Burger King chỉ sau 3G Capital cũng nói: "Ai nói với bạn rằng già mới tốt".

Hiện tại, ngoài CEO Schwartz mới 32 tuổi, một số lãnh đạo cấp cao khác của Burger King cũng còn rất trẻ. Điển hình là Josh Kobza, giám đốc tài chính chỉ mới 28 tuổi. Sami Siddiqui, giám đốc quan hệ đầu tư, 29 tuổi. "già nhất" là Alexandre Macedo, Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường Bắc Mỹ, năm nay cũng mới 36 tuổi.

Số tuổi của CEO Shwartz được cho là một hiện tượng trong giới kinh doanh. Matteo Tonello, Tổng giám đốc Conference Board, một tổ chức phi lợi nhuận đã nghiên cứu và cho ra kết luận khá thú vị. Theo đó, CEO Burger King thuộc lớp những lãnh đạo tuổi trẻ tài cao hiếm có, nhất là những công ty và tập đoàn bên ngoài thung lũng Sillicon.

Matteo nói, độ tuổi trung bình của các CEO công ty thuộc danh sách S&P 500 thường là 53 tuổi thậm chí già hơn. Nếu xuất hiện trong danh sách Fortune 1000, Schwartz sẽ là CEO trẻ tuổi thứ 2 chỉ sau ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg.

Matteo chia sẻ thêm: "Điều này khá bất ngờ bởi theo lẽ thường các công ty vẫn muốn chọn những ứng viên dày dặn kinh nghiệm làm lãnh đạo. Vẫn còn rất nhiều hoài nghi với những người trẻ tuổi".

Chiến lược kinh doanh mới mẻ

Schwartz tốt nghiệp trường đại học Cornell chuyên ngành quản trị kinh tế ứng dụng. Ngay sau khi ra trường, anh đã làm việc tại phố Wall khoảng 10 năm trước khi gia nhập Burger King. Điều đáng nói là trước đó, anh hầu như không có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.

Không giống như người tiền nhiệm của mình, Schawartz chỉ tập trung cạnh tranh với hai đối thủ lớn là McDonald's và Wendy's. Anh có khả năng giữ chân khách hàng trước những cái tên mới mẻ như Chipotle Mexican Grill và Panera Bread.

Ngoài ra, Schawartz đang tỏ ra thực hiện chiến lược cắt giảm chi tiêu theo như yêu cầu của các nhà đầu tư rất tốt.

Nhìn thấy món lợi của việc mở rộng hệ thống nhượng quyền, CEO Shawartz đã sớm cho cắt giảm đa số các cửa hàng thuộc sở hữu. Theo đó, trước khi được 3G Capital mua lại vào năm 2010 Burger King sở hữu 11% trong số 12.174 cửa hàng khắp thế giới.

Đến nay, CEO Schawartz thậm chí còn theo đuổi chiến lược táo bạo hơn nữa: Bán gần hết các cửa hàng thuộc sở hữu và chỉ giữ lại 52 cửa hàng chủ yếu để huấn luyện cho giới điều hành của các cửa hàng nhượng quyền và thử nghiệm sản phẩm mới.

Hiện số lượng nhân viên của Burger King từ 38.884 người giảm còn 2.425 người vào năm 2013. Doanh thu của Burger King chủ yếu đến từ phí nhượng quyền, bình quân khoảng 4% doanh thu hàng tháng của cửa hàng nhượng quyền. Như vậy, mặc dù dòng tiền thu về ít hơn nhưng chi phí lại giảm mạnh, dẫn tới lợi nhuận tăng.

Chính sách của Daniel Schwartz còn là mở rộng mạng lưới nhượng quyền ở những nước trước đây Burger King chưa có mặt, từ 1.493 cửa hàng tăng lên 13.667 cửa hàng năm 2013 mà không tốn thêm bất cứ khoản đầu tư nào.

Hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt

Trước mắt giá cổ phiếu Burger King đang trên đà tăng. Công ty này chính thức trở lại sàn chứng khoán vào năm 2012, trị giá lúc đó là 4,6 tỷ USD. Đến tháng 7/2014 con số này đã tăng lên 9 tỷ USD. Trong khi đó cổ phiếu của hai đối thủ gồm McDonald's và Wendy's lại giảm.

Các nhà đầu tư đang hoàn toàn lạc quan và tin tưởng vào CEO trẻ tuổi Schwartz. Thậm chí, có người còn không ngần ngại "khuyên" McDonald's và Wendy's cân nhắc lại chiến lược của mình theo hướng trẻ hóa ban lãnh đạo như Burger King.


DiaOcOnline.vn - Theo Infonet

Viber và Zalo: “Song mã” chia đôi ngã rẽ

Cập nhật: 28/08/2014 16:25

Sang năm 2014, các OTT nội và ngoại đều chọn cho mình một lối đi khác nhau với chiến lược định vị rõ ràng hơn.

Levi's và câu chuyện 'cứu rỗi' chiếc quần jean xanh

Cập nhật: 27/08/2014 16:45

"Người tiêu dùng ngày nay đang hướng đến tiêu chí thoải mái và tiện lợi với tất cả các sản phẩm và quần jean không phải ngoại lệ".

Coca-Cola, Heineken, RedBull dần từ bỏ Facebook

Cập nhật: 26/08/2014 15:00

Red Bull, Heineken, Coca-Cola là 3 trong số các thương hiệu đang dần nhận ra rằng họ không nhất thiết bỏ tiền mới được tiếp cận được người tiêu dùng ...

Mánh né thuế tỷ đô của Google và Apple

Cập nhật: 25/08/2014 15:20

Các công ty Mỹ hoạt động toàn cầu có thu nhập hàng tỷ đô la ở nước ngoài, nếu lợi nhuận chuyển về Mỹ sẽ phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp của ...

“Đánh bạc” với game: Bài học của FPT

Cập nhật: 22/08/2014 16:48

Mặc dù là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, nhưng game cũng được ví như một canh bạc đầy rủi ro, với tỷ lệ thất bại không nhỏ.