Top

Triết lý từ cây

Cập nhật 13/02/2008 08:22

"Trăm năm trong cuộc bể dâu Người cùng cây cỏ khác nhau chút nào" (Nguyễn Trãi). Một nghịch lý có thật: ở quê người ta làm việc cật lực để có tiền ra phố: ở. Còn người ở thành lại cố kiếm thật nhiều tiền để về quê mua ruộng, lập vườn: nghỉ.

Thêm nữa…ở phố người ta sống trong nhà gạch, bê tông. Nhà ken nhà, mái chồng lên mái. Nhà ống, nhà hộp quẹt…chen nhau trên những con đường náo nhiệt. Đèn điện không bao giờ tắt vì ánh sáng mặt trời không vào nhà được. Trăng, mây, gió núi, rừng cây…đến con gà, con bướm, con sâu, tiếng chim gù…được thấy nhiều…trên ti vi, máy tính!


Người cứ như bồ câu sáng chui ra, tối lại chui vào. Mệt, căng thẳng, buồn…chặc lưỡi…Thôi, vì kinh tế…ráng một thời gian. Còn lấy đâu thời gian lãng mạn, còn lấy đâu “năng lượng” để sạc cho mình sau một ngày kiệt sức?

Với diện tích hơn một mẫu, không giống như bao người có tiền lập vườn, xây biệt thự. Cơ ngơi này cũng dành để nghỉ ngơi, hưởng nhà. Nơi nạp “năng lượng” để bắt đầu ngày mới. Ở đây sự “gầy dựng” không bao giờ dừng lại, như phát triển của cây.



Trồng tự nhiên, được chăm bón theo kiểu “tự phát triển”: lá già – lá rụng, hoa nở - hoa tàn, có quả - có cây. Cái gì cũng tự nhiên, không gò ép. Khi thấy không “an” chỉ cần bước vào “khu vườn yên tĩnh”. Nước chảy róc rách, xào xạc lá đưa, chim kêu lảnh lót, bóng nắng, bóng cây…sẽ dần “tỉnh” lại. Hoặc cao hứng tự thưởng thức cho mình ly cà phê, tách trà trong một khung cảnh quen mà lạ.



Quen là ngày nào cũng gặp, lạ là sao ít người ngồi. Như một thói quen tốt trong gia đình, gặp nhau phải chào hỏi. Ở chỗ làm cũng vậy, một không khí vui vẻ không phân biệt chức danh, vì ai cũng “làm chủ”: chủ bản thân – bài học lớn nhất ở đây.


Những sản phẩm thủ công truyền thống tưởng chừng đã mất, từ ngôi nhà sàn ở vùng cao…đến máng nước bằng tre, viên ngói, bình gốm, cái rổ, con diều…tất cả đều giữ được phần hồn, được trau chuốt cho nó “sống lại” trong thời công nghiệp: đèn điện, máy lạnh, phương tiện kỹ thuật số.


Người chủ khu đất này lại gọi đây là “vườn ươm trí tuệ”, người khác gọi là “khoảng không xanh” còn tôi, tôi chỉ gọi là vườn cây, với triết lý: mỗi người trồng một cây thì sẽ thành rừng. Mọi người hiểu nhau, thương nhau thì sẽ làm được nhiều việc.

Theo KT Nhà Đẹp

Nhớ mái nhà quê

Cập nhật: 30/01/2008 12:50

Tìm về những mái nhà quê để cảm nhận một cuộc sống thật bình dị nhưng không thiếu nét lãng mạn: “Sáng trăng sáng cả vườn chè. Một gian nhà nhỏ đi ...

Hồn Huế trong nhà rường

Cập nhật: 01/02/2008 09:51

Ẩn mình sau những ngôi nhà phố với nhiều kiểu kiến trúc lai tạp là một khu vườn cũ nhà xưa mà chỉ mới bước qua vòm cổng đã thấy nao lòng...

Nồng ấm 30

Cập nhật: 03/02/2008 08:16

Nếu hỏi kiến trúc sư có mấy loại ánh sáng để bố trí cho công trình? Trả lời: Ánh sáng trắng và ánh sáng vàng. Còn hỏi ánh sáng nào đẹp nhất? Khẳng ...

Chuồn chuồn phố 'xưa mà lạ'

Cập nhật: 27/01/2008 09:43

Giữa dòng chảy của thời gian, giữa không gian ồn ào và náo nhiệt...Đôi lúc chúng ta cũng cần tĩnh lặng để thả hồn phiêu lãng vào tiếng nhạc du dương. ...

Giữ nếp 'nhà quê'

Cập nhật: 25/01/2008 11:27

Ai yêu thích gốm đều biết gốm Lái Thiêu, ngày ngày với cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền đã biến những cư dân ở đây trở nên giàu có, rồi tự hình ...