Top

Hội An hồn phố

Cập nhật 17/08/2007 16:41

Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An.





Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ IX-X), với tên gọi Lâm ấp Phố, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera, tượng voi thần...) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Việt, Trung Ðông thế kỷ 2-14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiết từng có một Lâm ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh. Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt.




 


 


Do hấp lực của cảng thị này, cùng với "con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... tấp nập đến đây giao thương mậu dịch.




 


 


Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến nỗi cột buồm của chúng "như rừng tên xúm xít" (Thích Ðại Sán - Hải ngoại ký sự), còn hàng hóa thì "không thứ gì không có", nhiều đến mức " cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được" (Lê Quý Ðôn - Phủ biên tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị-thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong. Từ cuối thế kỷ XIX, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, "cảng thị thuyền buồm" Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho "cảng thị cơ khí trẻ"ớ Ðà Nẵng.












Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung - cận đại dưới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.




 




Vào ngày 22/8/1998, Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân". Hơn một năm sau, ngày 4/12/1999, Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào ngày 24/8/2000 Hội An một lần nữa được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" trong thời kỳ đổi mới. (*)




Chuyện về nơi chốn này thì đã quá quen, nhưng hễ cứ dạo bước trên từng bậc thời gian, nghe mùi rêu mốc, lại cảm thấy rưng rưng những dòng quá khứ hiện về.

(*) Bài viết trích từ myhoian.com

 Hà Khánh - DiaOcOnline.vn

Cảm nhận một không gian

Cập nhật: 01/08/2007 16:27

Khách đến lưu trú tại Furama Resort đều cảm thấy ấn tượng trước một không gian vườn miền Trung nhưng lại mang đầy hơi thở của một vùng ốc đảo xanh ...

Mặt tiền bên trong nhà phố

Cập nhật: 27/07/2007 16:19

Căn nhà phố bình thường như nhiều căn khác. Nhưng khi bước vào phòng khách dưới khoảng thông tầng, ta như gặp một căn nhà thứ hai có mặt tiền quay ra ...

Biến nông trang thành resort

Cập nhật: 25/07/2007 13:35

Chủ nhà gọi “khiêm tốn” là nhà vườn nhưng ngôi nhà của gia đình chị Cao Thị Ngọc Dung gần với một resort mini hơn. Thú vị hơn, mảnh đất hơn 6.000m2 ...

Home Theatre của không gian sống hiện đại

Cập nhật: 20/07/2007 16:12

Nếu như xem phim tại rạp là sở thích của rất nhiều người thì việc tận hưởng không khí xinê ngay tại nhà mình lại là niềm đam mê lớn của không ít dân ...

Sân giận hờn, sân yêu thương

Cập nhật: 14/07/2007 15:56

Trẻ con quen nhau nhờ có cái sân nhảy dây, ném tạt, rước đèn Trung Thu. Hàng xóm thân thiện nhau nhờ khoảng sân ngồi uống trà, đánh cờ tướng....