Top

Giá nhà trọ lại… leo thang

Cập nhật 14/12/2009 15:45

Một khu trọ 17 phòng ở làng Yên Xá (Tân Triều), phòng vừa tối vừa nhỏ (10m2) giá 800.000 đồng.

Trong vòng 6 tháng gần đây, nhiều chủ trọ đua nhau tăng giá tới 2 lần, người lao động phổ thông, sinh viên buộc phải thắt chặt chi tiêu. Nhiều sinh viên ví von, giá nhà trọ tăng theo từng kỳ học giống như sự thách đố không ngừng nghỉ trước kho kiến thức mỗi ngày một cao trong nghiệp đèn sách 4 năm ở bậc đại học.

Chủ trọ đua nhau tăng giá theo… phong trào

Ở Hà Nội, các xóm trọ vài chục phòng cho thuê nằm quanh các trường đại học, cao đẳng như Phùng Khoang (Từ Liêm), Tân Triều (Thanh Trì)… mọc lên như nấm. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy giá phòng trọ hiện nay rất cao, một phòng 10m2, vệ sinh khép kín ở làng Yên Xá, chỉ ở được 2 người có giá 800.000 đồng, còn ở làng Triều Khúc, phòng 12m2 - 13m2 có giá từ 1.200.000 - 1.400.000 đồng…

Hiện tại, các chủ trọ tăng giá với lý do, gần Tết giá cả cái gì cũng tăng, nhà trọ cũng phải tăng theo phong trào chứ. Em Lê Thị Thuỳ Dương (Thanh Hoá), ở một xóm làng Yên Xá nói: "Bọn em mới tăng hồi tháng 6 từ 700 nghìn lên 800 nghìn, tháng 12 này chủ nhà lại thông báo tăng thêm 100 nghìn nữa. Một tháng bố mẹ cấp cho 1 triệu. Tiền nhà, tiền ăn đã ngốn hết, nay lại tăng giá, chắc phải giảm ăn thôi".

Chị Nguyễn Thị Hạnh chủ một khu trọ 17 phòng làng Yên Xá khi thông báo tăng giá phòng điềm nhiên nói: "Giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều mặt hàng khác cũng liên tục tăng như xăng, gas, thực phẩm, ... giá vàng, ngoại tệ cũng tăng.

Vì vậy, bọn chị buộc phải tăng giá phòng trọ ...". Bên cạnh đó, ngày nào cũng có người đến hỏi thuê phòng nên chủ trọ được thể tăng giá. Vật giá leo thang, hàng hoá đắt đỏ, cuộc sống của sinh viên đã tằn tiện khốn cùng lắm rồi. Phòng trọ tăng giá " bóp" thêm vào túi tiền chi tiêu ít ỏi còn lại, khiến họ oằn mình chịu đựng khó khăn.

Sinh viên mơ được ở ký túc xá

Sở dĩ, các khu nhà trọ Triều khúc, Yên Xá (Thanh Trì), Phùng Khoang (Thanh Xuân)..., số lượng nhà trọ tại đây đông nhờ có vị trí gần hàng chục trường cao đẳng, đại học nên những nơi này lúc nào cũng trong tình trạng cháy phòng. Vì thế các chủ thuê hay chèn ép, lấy giá cao hơn những khu khác.

Em Nguyễn Quang Đông (Nam Định), sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, trọ ở Triều Khúc nói: "Giờ tìm được phòng trọ đã khó rồi, tìm được nơi vừa túi tiền càng khó hơn. Ngay cả những phòng trọ có vệ sinh chung với giá 700, 800 nghìn cũng khó mà tìm được".

Khách thuê ở đây không chỉ có sinh viên mà còn phục vụ lượng lớn lao động thời vụ. Hoạt động thuê mướn dựa trên tinh thần "thuận mua vừa bán" dưới hình thức "thoả thuận miệng" nên việc quản lý, bảo vệ quyền lợi của người thuê nhà còn nhiều hạn chế. Cấp phường hiện chỉ quản lý được về mặt nhân, hộ khẩu chứ không có chức năng quản lý về giá nhà thuê tại địa phương.

Sinh viên ở đây ngoài giá tiền thuê nhà cắt cổ, còn phải trả 3.500đ cho 1 số điện, 30 - 40 nghìn tiền nước một người/tháng, chủ nhà trọ 1 năm thông báo tăng giá nhà đến 2 lần. Một số nhà trọ ở cùng một khu vực đã liên kết tăng giá đồng loạt khiến cho người có nhu cầu không còn cách để mặc cả.

Tìm nhà trọ đã khó, giá cao phải chấp nhận, không ít khu nhà trọ, an ninh trật tự không đảm bảo. Phần lớn sinh viên phải thuê trọ, những nơi trọ của sinh viên đều không bảo đảm điều kiện vật chất, vệ sinh môi trường và việc quản lý sinh viên ở các nhà trọ hầu như bị buông lỏng, nên rất lộn xộn, phức tạp dẫn đến nhiều sinh viên sa ngã vào con đường tệ nạn xã hội.

Nhu cầu nhà ở của sinh viên ngày một cao. Giải quyết chỗ ở cho học sinh, sinh viên là một việc khó đối với các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề hiện nay trên địa bàn toàn thành phố. Vì vậy, cần có quy chế phối hợp giữa ngành Giáo dục & Đào tạo với thành phố, đề nghị các cơ quan liên quan thành phố có biện pháp giải quyết khó khăn về chỗ ở cho sinh viên. Và xây dựng Quy chế phối hợp quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú trên địa bàn


DiaOcOnline.vn - Theo Công An Nhân Dân