Top

Cổ phiếu nào có thể “hưởng lợi” từ Long Thành?

Cập nhật 26/06/2015 11:19

Hôm qua 25/6, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đây là một cú hích với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng và doanh nghiệp bất động sản có dự án tại Đồng Nai.

Ảnh minh họa.

Những doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi đầu tiên là nhóm vật liệu xây dựng. Nhóm này sẽ cung cấp nguyên vật liệu xi măng, đá, sắt thép cho bản thân dự án sân bay Long Thành và các dự án "ăn theo" Long Thành. Theo phân tích của CTCK BIDV, các cổ phiếu sẽ được hưởng lợi là DHA (cung cấp các loại đá xây xựng), DIC (cung cấp xi măng, gạch, thép).

Trong khi đó các dự án "ăn theo" chủ yếu là những dự án của doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có đất gần sân bay Long Thành.

Trước đây, các sản phẩm BĐS trên địa bàn Đồng Nai chủ yếu là BĐS công nghiệp và đất nền thì giờ đây đã thuận lợi hơn để phát triển nhiều loại hình kinh doanh BĐS như khu đô thị, khu dân cư, resort, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, Golf…

Dòng vốn trong và ngoài nước bắt đầu chảy vào thị trường BĐS Đồng Nai. Một số dự án bắt đầu bung hàng để đón đầu thị phần, tập trung tại các huyện gần với TPHCM và Bình Dương bao gồm Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Thống Nhất và Long Thành. Những dự án “đắp chiếu” thời gian dài trước đây khi thị trường BĐS tổng thể đóng băng cũng đang có cơ hội “hồi sinh” khi chủ đầu tư tái cấu trúc tài chính, liên kết với nhà đầu tư nước ngoài để tái triển khai dự án.

Vị trí của Đồng Nai tiếp giáp Q.9, Thủ Đức, Bình Dương, và là cửa ngõ tiến ra biển nên được hỗ trợ nhiều về cơ sở hạ tầng nhờ định hướng phát triển về phía Đông của TPHCM. Đặc biệt, sự xuất hiện của sân bay Long Thành đang giúp thị trường BĐS Đồng Nai chuyển biến tích cực hơn.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia phân tích, không phải cứ nắm giữ quỹ đất gần sân bay là sẽ thành công, dự án sẽ bán được và có lợi nhuận tăng trưởng. Bên cạnh ưu thế số 1 là vị trí quỹ đất thì sự thành công của mỗi dự án BĐS phụ thuộc rất lớn vào năng lực triển khai của từng chủ đầu tư như: chính sách bán hàng, sức mạnh tài chính, quy hoạch dự án, đầu tư xây dựng…

Hơn nữa, sân bay Long Thành hiện mới chỉ được thông qua về mặt chủ trương, quy hoạch, cũng phải mất một thời gian ít nhất vài năm nữa thì dự án nói riêng cũng như cơ sở hạ tầng xung quanh sân bay như đường xá, các dự án hay dịch vụ vệ tinh… mới hình thành tương đối hoàn chỉnh theo. Trong lúc đó thì nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS Việt Nam nói riêng có thể biến động khó lường ảnh hưởng lớn đến các dự án.

Những doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ từ Long Thành


DiaOcOnline.vn - Theo BizLIVE