Tuy số vụ cháy nhà cao tầng chỉ bằng khoảng một nửa so với nhà thấp tầng nhưng thiệt hại không thể nào lường, cứ tăng thêm 10 tầng thì nguy hiểm và thiệt hại gấp 3-4 lần
Vụ cháy vừa xảy ra ở chung cư Carina Plaza (quận 8, TP HCM) làm 13 người chết một lần nữa gióng lên báo động về hiểm họa cháy nổ nhà cao tầng trên cả nước.
Nguyên nhân đa dạng
Nói về PCCC thì nhà cao tầng là công trình mà chiều cao và việc bố trí mặt bằng tổ chức không gian sẽ quyết định lớn đến vấn đề an toàn PCCC, thoát hiểm - cứu nạn.
![]() Tốc độ phát triển chung cư tại TP HCM đang rất nhanh nên cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc kiểm soát để hạn chế cháy, nổ Ảnh: HOÀNG TRIỀU |
Tạo thế kiềng 3 chân
Để phòng ngừa và hạn chế thiệt hại từ rủi ro cháy, nổ nhà cao tầng thì ngoài việc cần nắm vững kiến thức cơ bản các nguyên lý, bản chất và quy luật hiện tượng cháy (như tam giác cháy chẳng hạn), các tổ chức và cá nhân liên quan về trách nhiệm như nhà đầu tư, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý tòa nhà, cư dân, cả cảnh sát PCCC... phải nhập tâm 3 nhóm giải pháp cơ bản tạo thế kiềng 3 chân trong phòng chống cháy, nổ nhà cao tầng đã áp dụng rộng rãi thành công trong thực tế. Các nhóm giải pháp này được quy định chặt chẽ trong hệ thống pháp luật, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thực hiện chặt chẽ thông qua hàng loạt quy trình thủ tục thẩm tra, thẩm định, phê duyệt cấp phép và thanh - kiểm tra định kỳ lẫn đột xuất về công tác PCCC. Cụ thể:
- Nhóm giải pháp thụ động: Gồm các giải pháp về kết cấu, kiến trúc, vật liệu... sao cho tòa nhà và cư dân được an toàn khi xảy ra cháy, nổ.
- Nhóm giải pháp chủ động: Gồm các giải pháp liên quan phương tiện, thiết bị chữa cháy như hệ thống Sprinkler, bình chữa cháy, báo khói, cấp nước...
- Nhóm liên quan con người: Gồm chuyên trách, huấn luyện, diễn tập...
Hiểm họa chung cư cũ
Tại hội thảo về "Giải pháp an toàn cháy nổ trong chung cư" diễn ra ở TP HCM ngày 3-4, do báo Thanh Niên tổ chức, đại tá Huỳnh Ngọc Quang, Trưởng Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát PCCC TP HCM, cho biết tại TP có khoảng 1.000 chung cư, trong đó 470 chung cư xây trước năm 1975 và không có hệ thống PCCC, hơn 500 chung cư còn lại thì mới xây sau này nhưng 50% chưa có ban quản trị. Trong năm 2017, TP xảy ra hơn 1.000 vụ cháy, trong đó có 11 vụ cháy chung cư, nhà cao tầng. Nguyên nhân cháy chung cư, nhất là chung cư cũ, phần lớn là do sơ suất về điện. Những chung cư này được xây dựng khi chưa có luật về PCCC, chưa có các quy định quy chuẩn an toàn về PCCC.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Phòng Quản lý nhà và công sở Sở Xây dựng TP HCM, cho biết 5 năm gần đây, tỉ lệ phát triển nhà ở, nhất là chung cư, tăng 2 lần so trước năm 2009. Chung cư hiện chiếm 14,6 % tỉ lệ nhà ở trên địa bàn. Qua kiểm tra, nhiều chủ đầu tư còn chủ quan, lơ là, thực hiện không đúng quy định, thậm chí chưa nghiệm thu PCCC cũng như chất lượng công trình nhưng đã đưa vào sử dụng. Hiện TP có 7 chung cư như vậy và cơ quan chức năng đang xử lý.
Một số chuyên gia cho rằng trước đây, ý thức của người dân về PCCC còn thấp, nhất là trong lúc mua và nhận nhà. Sau sự cố cháy chung cư Carina Plaza, chắc chắn họ sẽ quan tâm hơn. Đặc biệt, các chủ đầu tư phải đầu tư và chú trọng nhiều hơn đến công tác này. "Sở Xây dựng sẽ sớm đề xuất Bộ Xây dựng ban hành các quy chế xử phạt, quy trách nhiệm từng bộ phận liên quan trong xây dựng, quản lý và vận hành chung cư.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn, TPHCM còn gần 14.000 căn hộ và nền đất TĐC để trống, TP giữ lại hơn 8.500 căn hộ, nền đất để bố trí TĐC ...
Dự thảo mới nhất của Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (HCKTĐB - được đề nghị đổi tên thành “Luật Đơn vị HCKTĐB Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú ...
Số vốn trái phiếu Chính phủ giao đầu tư hầm Đèo Cả được thu hồi để đưa vào nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020.
Hai tòa văn phòng mới hoạt động trên đường Lê Duẩn và Lê Lợi, quận 1, TP HCM vừa lập đỉnh giá thuê, tăng 7-10 USD mỗi m2
Được kỳ vọng giảm áp lực cho tình trạng ùn tắc ở Hà Nội và TP.HCM, nhưng hơn chục năm trời sau khi triển khai, người dân 2 TP lớn nhất nước vẫn mỏi ...