Nhu cầu nhà ở tăng cao, cơn sốt đất cứ liên tục nhảy múa khiến không ít lao động ngoại tỉnh tại TP HCM sập bẫy "cò"
Đầu năm 2019, UBND TP HCM mở đợt tổng kiểm tra các đợt cao điểm xử lý nhà không phép. Kết quả, hàng loạt công trình nhà ở bị đập bỏ. Đằng sau những mảng vỡ bê-tông là những gia đình công nhân (CN) ngoại tỉnh rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Nhắm mắt làm liều
Một chiều tháng 3, chúng tôi tìm đến xã Vĩnh Lộc A - điểm nóng về xây dựng nhà trái phép trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP HCM. Đứng trước căn nhà vừa bị cưỡng chế đập bỏ trong một con hẻm nhỏ nằm trên đường Lê Thị Dung, anh Mai Văn Thới (39 tuổi, quê Quảng Ngãi) nói như khóc: "Mất hết, mất hết rồi anh ơi".
Cách đây vài tháng, qua lời giới thiệu của một đồng nghiệp cùng công ty, anh Thới tiếp xúc với "cò" N. Biết anh đang cần chỗ ở, "cò" N. nói sẽ bán đất (diện tích 28 m2) và bao luôn việc xây nhà cho anh với chi phí 500 triệu đồng. Để thuyết phục anh, "cò" N. khoe đã nhận tiền cọc của nhiều người khác. Nhắm mắt làm liều, anh Thới chồng 80% số tiền nói trên cho "cò" và chỉ 1 tuần sau thì nhận được nhà. Dọn vào nhà mới chưa được 1 tháng, anh tá hỏa khi chính quyền địa phương ra thông báo buộc tháo dỡ. Chứng kiến bao nhiêu tiền của dành dụm tan tành tất cả, anh Thới gần như chết điếng. Cùng cảnh ngộ với anh còn có 4 CN khác.
Gần nền nhà cũ của anh Thới, chúng tôi thấy một cụ bà đang nằm trên võng, bên trên được che tạm bằng bạt. Hỏi thăm thì biết cụ và con gái (là CN) cũng rơi vào hoàn cảnh như anh Thới. Vì tin lời "cò" đất, cụ và con gái đã chồng đủ 500 triệu đồng để có chỗ an cư. Dọn về ở chưa được 1 tuần thì gia đình nhận quyết định cưỡng chế. Tiếc của nên gần 1 tháng qua, con gái cụ bỏ việc công ty giày dép để xin xỏ, chạy vạy nhưng bất lực. Mái ấm của họ giờ chỉ là một đống xà bần, tôn và gạch nằm lăn lóc.
Anh Thới cho biết người dân ở đây phần lớn là lao động ngoại tỉnh từ khắp các địa phương về. Với mong muốn thoát cảnh ở trọ, nhiều người đã tìm đến khu vực có đất nông nghiệp để mua đất xây nhà và họ đã rơi vào bẫy của "cò" đất. "Muốn có nhà, đất đầy đủ pháp lý thì phải có trong tay trên 1 tỉ đồng và điều này nằm ngoài khả năng của CN. Biết những khu đất ruộng như thế này không được cấp phép xây nhà nhưng do nhu cầu an cư bức bách nên chúng tôi phải chấp nhận và giờ thì gánh hậu quả nặng nề" - anh Thới trần tình.
![]() |
DiaOcOnline.vn – Theo Người lao động
Nhiều dự án nhà ở xã hội đang được rao bán với mức giá chênh lên tới hàng trăm triệu, môi giới còn cam kết chạy hồ sơ đảm bảo mua được nhà.
Theo thông tin mới nhất về chỉ số nhà ở hạng sang của Savills, tốc độ tăng giá nhà ở cao cấp giảm đáng kể trong nửa cuối 2018 tại các thị trường hàng ...
Trong 44 nhà chung cư có tranh chấp, mà Sở Xây dựng TP.HCM đang giải quyết, có đến 34 vụ việc liên quan đến kinh phí bảo trì (chiếm tỷ lệ 77%).
Tại Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm (Hà Nội), theo lời môi giới các lô đất có vị trí đẹp nhất đang được chào bán với giá 135-140 triệu/m2. Đất nền một số ...
Tranh chấp chung cư diễn ra ngày càng nhiều khiến tâm lí người mua trở nên cẩn trọng. Thị trường căn hộ Hà Nội ảm đạm, nhiều người buôn bất động sản ...