Gần đây, nhiều nhà đầu tư bất động sản rỉ tai nhau về cách soi pháp lý cho dự án định mua, đó là chủ động vay tiền ngân hàng, kể cả khi không có nhu cầu.
![]()
Với các dự án bất động sản, pháp lý rõ ràng là điểm cộng quan trọng
|
Người mua cần quan tâm đến các loại giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn khu dự án, quy hoạch 1/500, từ đó, rà soát với tình hình thực tế để tìm ra những điểm bất thường trước khi quyết định mua nhà hay không |
Thông thường, để được ngân hàng cấp chứng thư bảo lãnh với số tiền nhất định, thì chủ đầu tư phải có số tiền tương đương đặt tại ngân hàng, hoặc tài sản đảm bảo có giá trị gấp khoảng 1,3 lần. Theo nhiều chuyên gia, trong tình trạng chung là hầu hết các doanh nghiệp bất động sản thường đói vốn, thì điều này là rất khó khả thi. Do đó, việc bảo lãnh dự án đến nay vẫn chỉ mang tính hình thức.
Hiện nay, dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng theo các chuyên gia thì ở những dự án được bảo lãnh, do mất những chi phí nhất định nên các chủ đầu tư thường tăng giá bán sản phẩm và phần tăng thêm này người phải gánh chính là khách hàng. Không ít khách hàng nhận ra điều này và thay vì lựa chọn dự án có bảo lãnh, họ lại tìm đến những chủ đầu tư uy tín, hoặc đã từng mua hàng trước đó và thấy tin tưởng để mua sản phẩm với mức giá “thật” hơn.
Chia sẻ với phóng viên Đầu tư Bất động sản, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Ngay cả với các dự án nhận được sự bảo lãnh của ngân hàng thì phía ngân hàng cũng chỉ bảo lãnh về tiến độ dự án, chứ chất lượng và các vấn đề khác nảy sinh giữa người mua nhà và chủ đầu tư không được bảo lãnh. Cùng với vấn đề về giá, nhiều khách hàng đã chuyển hướng lựa chọn chủ đầu tư uy tín thay vì chọn dự án được bảo lãnh”.
Đã 2 năm kể từ khi Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đi vào thực tế (từ ngày 1/7/2015), đến nay, vẫn chưa có những đánh giá tổng thể, chính xác về tình hình, thực trạng triển khai công tác bảo lãnh của các ngân hàng cho dự án. Thậm chí, có trường hợp khách hàng mua nhà của dự án được bảo lãnh nhưng mãi không nhận được nhà, hoặc nhận được nhà thì chờ dài cổ vẫn chưa nhận được sổ đỏ.
Nguyên nhân chủ yếu của việc nợ sổ đỏ là do chủ đầu tư một mặt huy động vốn của khách hàng, mặt khác lại vay tiền ngân hàng để phát triển dự án (bằng cách thế chấp cả dự án). Khi tình trạng nợ đọng kéo dài, thì người mua chỉ biết chờ đến khi chủ đầu tư trả hết nợ mới có thể nhận được sổ đỏ.
Đại biểu Cao Thanh Bình nói mức giá cho thuê nhà đất thuộc sở hữu nhà nước mỗi nơi còn khác nhau; có nơi giá cho thuê được áp dụng hàng chục năm ...
Không chỉ bị người dân phản ánh về những khuất tất trong việc thu hồi đất liên quan đến Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại tổ 24, 25 phường Vĩnh ...
Giá phòng bình quân của khách sạn 3-5 sao tại TPHCM trong 6 tháng đầu năm nay là hơn 1,914 triệu đồng/đêm, thấp hơn khoảng 11,3% so với năm 2014 do ...
Dự thảo thay thế Quyết định (QĐ) 33/2014 về diện tích tối thiểu khi tách thửa, cơ bản đã được Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) hoàn chỉnh trình ...
Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục ...