Top

Dự án 'nhờn luật' xây sai phép: Bộ Xây dựng lên tiếng

Cập nhật 03/08/2017 13:38

Theo thanh tra Bộ Xây dựng, nếu công trình xây sai phép mà phù hợp với quy hoạch có thể cho tồn tại để tránh lãng phí.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho hay, theo thống kê, cả nước ước chừng có khoảng 60.000 giấy phép khác nhau gồm cả dự án lớn và nhỏ. Tình trạng vi phạm giấy phép (không phép, sai phép) thì phải xem xét trong cả quá trình.

Theo đó, hệ thống văn bản pháp luật quản lý trật tự xây dựng, hướng dẫn cấp phép xây dựng ngày càng được hoàn thiện. Việc xử lý thì có chế tài, theo Nghị định 180 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và Nghị định 121 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

Vi phạm trật tự xây dựng phổ biến, nhưng Bộ Xây dựng lại nói giảm.

Hiện tỷ lệ công trình vi phạm giảm đi hàng năm, trong 5 năm qua giảm khoảng 10-20%.

"Tuy nhiên, đâu đó vẫn xảy ra tình trạng sai phép, không phép tùy quy mô. Nguyên tắc giải quyết là tất cả các công trình sai phép, không phép đều phải đình chỉ", Thứ trưởng Lê Quang Hùng khẳng định.

Với các công trình không phép thì phải thực hiện thủ tục xin phép, nếu không thì cưỡng chế phá dỡ. Công trình sai phép thì đối chiếu với giấy phép, nếu không thể thay đổi giấy phép thì buộc phá dỡ.

Ông Bùi Trung Dung - Cục trưởng vụ hoạt động xây dựng - cho rằng, Luật Xây dựng 2014 không hành chính hóa trong công tác hành chính nhà nước. Công tác quản lý giấy phép xây dựng phải có quy hoạch về xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc.

Quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc là cơ sở pháp lý để cấp phép xây dựng, tránh tình trạng xin - cho.

Trong nhiều năm qua, công tác phủ kín quy hoạch rất thấp nên cơ quan cấp phép xây dựng có biểu hiện xin cho. Việc này gây khó khăn cho việc cưỡng chế phá dỡ. Sau này, khi các quy hoạch nhiều hơn nếu vi phạm đến quản lý kiến trúc quy hoạch đã công bố có thể bị phá dỡ.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, để được tồn tại, công trình sai phép phải đảm bảo điều kiện: Không vi phạm chỉ giới, đất hợp pháp, không tranh chấp, người dân ở ổn định.

Cụ thể, nhà đang xây 4 tầng mà đang làm lên 5 tầng mà phá đi cũng lãng phí nên cho tồn tại nếu quy hoạch cho phép được xây 5 tầng. Thực tế, chế tài cũng rất nghiêm khắc khi cho tồn tại, nhà nước sẽ thu 50% giá trị xây dựng sai phép.

DiaOcOnline.vn - Theo VTC News

Giá cho thuê nhà đất thuộc sở hữu nhà nước mỗi nơi mỗi khác

Cập nhật: 12/05/2017 10:31

Đại biểu Cao Thanh Bình nói mức giá cho thuê nhà đất thuộc sở hữu nhà nước mỗi nơi còn khác nhau; có nơi giá cho thuê được áp dụng hàng chục năm ...

Rủi ro lớn của doanh nghiệp địa ốc

Cập nhật: 03/08/2017 10:45

Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) vừa có buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương xoay quanh nội dung sửa đổi một số nhóm vấn đề trong Luật ...

133 công trình xây dựng cũ nguy hiểm tại Hà Nội: Cảnh báo rồi... để đó

Cập nhật: 03/08/2017 10:33

Sở Xây dựng TP.Hà Nội vừa đưa ra 133 công trình đang ở trong tình trạng nguy hiểm, cần khoanh vùng chi tiết, chống đỡ, sơ tán tạm thời nếu cần thiết, ...

Sẽ kiểm soát các báo cáo về thị trường bất động sản

Cập nhật: 03/08/2017 10:23

Tại cuộc họp báo quý II/2017 của Bộ Xây dựng ngày 2/8, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) ...

TP.HCM gỡ vướng cấp phép xây dựng cho người dân khu quy hoạch

Cập nhật: 03/08/2017 10:13

Việc ra đời Quyết định 26/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 (gọi tắt là Quyết định 26) của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thay thế cho Quyết định ...