Hiện có tới 95% công nhân ngoại tỉnh tại các khu công nghiệp (KCN) phải “cấu” một phần thu nhập ít ỏi để thuê nhà trọ. Xây dựng nhà ở cho công nhân vẫn là một khẩu hiệu khi mà nó chỉ được thể hiện trong quy hoạch và trong các văn bản dùng để xin cấp phép thành lập KCN.
Với gần 2 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) có mức thu nhập bình quân theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH khoảng 3 triệu đồng/tháng thì việc đảm bảo mức sống tối thiểu đã khó khăn, trong khi có tới trên 60% trong số họ là công nhân ngoại tỉnh, và tới 95% trong số này phải “cấu” một phần thu nhập để thuê nhà trọ. Xây dựng nhà ở cho công nhân vẫn là một khẩu hiệu khi mà nó chỉ được thể hiện trong quy hoạch và trong các văn bản dùng để xin cấp phép thành lập KCN.
Vì sao trong nhiều năm nay, cả nước mới chỉ có 9/110 dự án nhà ở cho công nhân được hoàn thành đi vào sử dụng? Tất cả lại đổ lỗi cho khó khăn từ vốn và quỹ đất. Nhưng có một thực tế cần phải được nhìn thẳng, đó là chừng nào người lao động nghèo, người lao động (NLĐ) chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật không còn lựa chọn nào khác, các KCN vẫn là nơi họ bấu víu cho cuộc mưu sinh thì các ông chủ doanh nghiệp (DN) vẫn có thể ung dung bỏ qua cái khoản đầu tư mà trước mắt không mang lại lợi nhuận cho họ.
Theo báo cáo mới nhất của các địa phương, tại các KCN hiện chỉ có khoảng 5% số công nhân được ở trong các nhà trọ do các DN sử dụng lao động, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể đầu tư xây dựng. 95% số công nhân ngoại tỉnh còn lại phải thuê nhà trọ của tư nhân không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước và môi trường sinh hoạt.
Sự chậm trễ này được ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Quản lý các KCX và KCN TP Hồ Chí Minh giải thích, các dự án nhà ở cho công nhân hiện khó triển khai do thiếu quỹ đất; khó vay vốn... Cụ thể, trong 9 dự án nhà ở công nhân xin vay vốn ngân hàng, thì đã có đến 7 dự án bị từ chối vì được đánh giá là kém hiệu quả, không khả thi… Bên cạnh đó là sự thiếu “mặn mà” tham gia của các DN. Ngay tại Cần Thơ, với mục tiêu giải quyết nơi ở cho 50% công nhân, thành phố rất cần xây dựng nhà ở công nhân cho hơn 50.000 công nhân, song đến nay, ở địa phương này vẫn chưa có dự án nào được khởi công.
![]() Sau khi xây dựng khu nhà lưu trú cho công nhân, Công ty May Bình Dương đã thoát tình cảnh thiếu lao động kinh niên. |
DiaOcOnline.vn - Theo CAND
Sáng 28-4, phát biểu tại hội nghị bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), do Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV) phối ...
“Đất đai”, “đất đai” và “đất đai”. Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Mạnh Hà nói rằng, ba từ này luôn luôn vang lên trong đầu ông khi nghĩ về giải pháp để ...
Thấy gì từ báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2011 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện mới đây?
Sau khi đặt bút ký vào hợp đồng mua bán đất, anh H. mới biết có đến bốn “cò đất” cùng chia số tiền 22 triệu đồng - khoản phí dịch vụ môi giới - trong ...
Những dự báo về sự 'tốt lên' của thị trường bất động sản trong tháng 4/2012 đã không chính xác. Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, động thái giảm lãi ...