Top

Những công trình kiến trúc hoành tráng nhất thế giới

Cập nhật 19/07/2013 22:00

11. Burj Khalifa, Tiểu vương quốc Ả Rập



Burj Khalifa đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng các công trình kiến trúc hoành tráng nhất với chiều cao 828,9 m. Kiến trúc này là tinh hoa của Dubai được hoàn thiện vào năm 2010. Đây cũng là sản phẩm của đội ngũ các chuyên gia đã tạo nên Willis Tower và Trung tâm thương mại One World. Tính đến thời điểm hiện tại, Burj Khalifa đang giữ những kỷ lục như tòa nhà với nhiều tầng nhất (164 tầng), tòa nhà chọc trời cao nhất tính đến mái (512 m), tòa nhà chọc trời cao nhất tính đến đỉnh (512,1 m), ban công quan sát cao nhất thế giới và thang máy chạy nhanh nhất thế giới (64 km/h).

10. Villa Savoye, Pháp


Tòa nhà hiện đại Villa Savoye tại Pháp giữ vị trí thứ 10. Đây là một trong nhữngthiết kế đời đầu của phong cách kiến trúc những năm 1920 và 1930; là nơi nghỉ dưỡng của gia đình nhà Savoye được thiết kế bởi kiến trúc sư người Thụy Sỹ Le Corbusier và Pierre Jeanneret. Có thể dễ dàng nhận thấy những nét kiến trúc độc đáo nhất của ngôi nhà xây dựng bằng bê tông cốt thép mang đậm chất Corbusier với kết cấu không gian trong và ngoài khá ngẫu hứng. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, năm 1940, ngôi nhà bị hư hại nặng. Năm 1958, Villa Savoye được chính phủ Pháp thu hồi và được chọn là di tích lịch sử quốc gia năm 1965.

9. Tòa nhà Flatiron, New York


Vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng thuộc về tòa nhà Flatiron ở Manhattan, New York (tên gọi trước đây là Fuller Building) do kiến trúc sư người Chicago Daniel Burnham thiết kế và được khởi công xây dựng vào năm 1902. Hình dáng tam giác độc đáo của tòa nhà đã tận dụng được  khoảng không giữa ngã tư Broadway và Fiffth Avenue. Cũng chính hình dáng đặc biệt này đã  khiến nó trở  thành công trình đáng chú ý hàng đầu của thành phố New York. Bên ngoài Flatiron được trang trí rất cầu kỳ với hình đầu của nhân vật Medusa trong truyện thần thoại bằng đất nung.Ngoài ra, thiết kế kiến trúc này nhìn từ trên cao rất giống với một chiếc bàn ủi quần áo nên đã được đặt tên là Flatiron.

8. Bảo tàng Guggenheim, Bilbao


Bảo tàng Guggenheim, Bilbao hiện giữ vị trí thứ 8 và được công nhận là một trong những sáng tạo đáng ngưỡng mộ nhất của thế kỷ 20. Kiến trúc sư Frank Gehry là người đã nảy ra ý tưởng độc đáo này. Guggenheim được xây dựng bên cạnh sông Nervion, chảy qua thành phố Bilbao đến bờ biển Đại Tây Dương. Là một trong những tác phẩm được ngưỡng mộ nhất của kiến trúc đương đại, công trình này đã được ngợi ca như một “khoảnh khắc đáng chú ý trong văn hóa kiến trúc” bởi vì nó đại diện cho một trong những hiện tượng hiếm hoi nhận được sự tôn vinh đồng thời của các nhà phê bình, những chuyên gia và cả công chúng. Sau quá khứ lẫy lừng của một thế kỷ trước, bảo tàng Guggenheim hiện vẫn là một địa điểm thường xuyên của các cuộc triển lãm.

7. Falllingwater, Pennsylvania


Công trình kiến trúc đẹp thứ 7 là biệt thự trên thác Fallingwater được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ lừng danh Frank Lloyd Wright vào năm 1934 cho gia đình Kauffman. Tọa lạc trên dòng thác Bear Run, Fallingwater được xem là một trong những công trình xây dựng đẹp nhất mọi thời đại của kiến trúc Mỹ.

Thiết kế bắt mắt và sáng tạo mang lại cảm giác ngôi nhà như đang nhô ra khỏi thác nước cao 9 m. Trông có vẻ lạc lõng giữa rừng cây xanh lá um tùm với những cánh tay thiên nhiên khổng lồ như dang rộng hết cỡ để bao phủ lấy tòa nhà, biệt thự Kaffmann càng nổi bật đầy vẻ thách thức cho những ai đến tham quan. Phần sàn nhà của tầng bên dưới được gia có thêm bằng gấp đôi lượng thép bình thường. Số thép tăng cường này không chỉ làm tăng trọng lượng cho sàn nhà, mà còn giúp bê tông vốn thường không thể lấp đầy dàn móng bê tông khiến sàn nhà yếu đi, được khít chặt nhau hơn. Đây hiện là một di tích lịch sử của tiểu bang Pennsylvania.

6. Space Needle, Seattle



Space Needle với phong cách tương lai của thành phố Seattle chiếm lĩnh vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng. Công trình được các kiến trúc sư Edward Carlson và John Graham khởi công xây dựng để chào mừng Hội chợ thế giới năm 1962. Thiết kế ấn tượng của tòa tháp có thể chịu được vận tốc gió 200km/h và có khả năng hạn chế tối đa những thiệt hại nghiêm trọng nếu xảy ra động đất lên đến 9,1 độ richter. Tháp cao 184m và nặng 9,550 tấn, có chân rộng ở mặt đất và thu hẹp lại ở giữa, còn trên đỉnh thì được thiết kế như một chiếc đĩa bay. Khi mới hoàn thành, tháp Space Needle là tòa nhà cao nhất ở phía Tây sông Mississipi. Khách tham quan có thể lên đỉnh tháp nhờ thang máy có vận tốc 16 km/h và phải mất 43 giây mới lên được đỉnh.

5. Nhà hát Opera Sydney, Úc



Xếp vị trí thứ 5 là kiến trúc biểu tượng của Úc - Nhà hát Opera Sydney. Kiệt tác kiến trúc đương đại này bao gồm ba lớp lồng vào nhau như những chiếc vỏ sò bao quanh một tổ hợp các phòng hội trường và nhà hàng bên trong. Nội thất tòa nhà bao gồm đá granite hồng, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales. Đây là một trong những công trình đặc biệt nhất của thế kỷ 20, là một trong những khu biểu diễn nghệ thuật ấn tượng nhất thế giới. Kiến trúc sư Jorn Utzon là người đã sáng tạo ra thiết kế độc đáo này. Ông đã trở nên nổi tiếng sau khi chiến thắng cuộc thi quốc tế về thiết kế nhà hát quốc gia tại Bennelong Point, Úc.

4. Tòa nhà Chrysler, New York



Tòa nhà Chrysler, New York là công trình kiến trúc vĩ đại thứ 4 và đã từng được coi là tòa nhà cao nhất thế giới năm 1930, một năm ngay trước khi Tòa nhà Empire State được xây dựng. Công trình kiến trúc này do kiến trúc sư William Van Alenthiết kế với ý tưởng từ chiếc ăng-ten radio của xe hơi, dành riêng cho nhà sản xuất xe hơi Walter Chrysler. Chrysler có chiều cao 319m và 77 tầng với cột cao 56,3 m. Tầng thứ 71 là nơi đặt đài quan sát có những cửa sổ hình tam giác với rất nhiều ngôi sao trên tường và ánh đèn chớp tắt như các thiên thạch ngoài vũ trụ. Trong suốt những năm đầu của thế kỷ 20, tòa nhà Chrysler đã được kỳ công xây dựng để trở thành tòa nhà cao nhất New York thời bấy giờ. Năm 1931, khi tòa nhà Empire State hoàn tất, Chrysler đã bị mất danh hiệu cao nhất nhưng vẫn là tòa nhà bằng gạch cao nhất thế giới.

3. Tòa nhà Lloyd, London



Vị trí thứ 3 dành cho tòa nhà Lloyd ở London. Đây là đứa con tinh thần của kiến trúc sư Richard Rogers và được xây dựng trong khoảng thời gian 1978 – 1986. Giải thưởng thiết kế tương lai đã giúp Lloyd trở thành một trong những kiến trúc nổi bật nhất và là biểu tượng cho thành phố London. Tòa nhà ba gồm ba tòa tháp chính và ba tòa tháp dịch vụ xung quanh một không gian hình chữ nhật ở trung tâm. Lloyd cao 88m tính đến mái với 14 tầng. Ngoài ra, công trình này còn được gọi là “Tòa nhà lộn ngược” bởi những đường ống nước, cầu thang và những chiếc thang máy bằng kính đều được thiết kế ở bên ngoài.

2.  Tòa nhà Empire State, New York



Giữ vị trí thứ 2 trong danh sách các công ty kiến trúc hoành tráng nhất thế giới là Tòa nhà Empire State tại New York được thiết kế bởi kiến trúc sư William Lamb đến từ công ty kiến trúc Lamb and Harmon. Công trình này được hoàn thành chỉ sau 410 ngày xây dựng bắt đầu từ năm 1930.

Tính cả phần chóp của anten và cột thu lôi trên đỉnh tháp, Empire State có chiều cao lên đến 443,09 m và là công trình đầu tiên trên thế giới vượt qua mốc 100 tầng. 85 tầng của tòa nhà được sử dụng làm văn phòng cho thuê với tổng diện tích 200,500 m2. Một đài quan sát trong nhà và ngoài trời là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất thế giới và đã thu hút được hàng trăm triệu lượt khách tham quan. Ngoài ra, tòa tháp cũng có môt đài quan sát nằm ở tầng 102 những ít được chú ý hơn vì không có góc quan sát lý tưởng như ở tầng 86. 16 tầng còn lại của Empire State được xây dựng theo phong cách Art Deco, một hình thái nghệ thuật rất được ưa chuộng và phổ biến vào thời kỳ tiền Chiến tranh thế giới thứ II.

Tòa nhà chọc trời 102 tầng này được công nhận là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại theo Hiệp hội các kỹ sư xây dựng. Đài quan sát của Empire State đã xuất hiện rất nhiều trong điện ảnh, trong đó có bộ phim hài lãng mạn Sleepness của Tom Hanks và Meg Ryan.

1. Tháp đôi Petronas, Malaysia



Vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng thuộc về tháp đôi Petronas, Kuala Lumpur, Malaysia. Thiết kế hiện đại độc đáo này được sáng tạo bởi kiến trúc sư Cesar Pelli và Achmad Murdija cùng với Deejay Cerico và nhà thiết kế Dominic Saibo. Công trình này được công nhận là tòa tháp đôi cao nhất trên thế giới trong những năm 1998 – 2004 với chiều cao 170 m. Đây cũng là công trình biểu tượng cho thủ đô Kuala Lumpur.

Petronas có 88 tầng, mọc trên khu đất từng là một trường đua xe. Kết cấu tòa nhà phần lớn là bê tông cốt thép có khả năng chịu lực tốt. Bề mặt hai tòa tháp hoàn toàn bằng kính và thép, được thiết kế theo motip nghệ thuật đạo Hồi, tôn giáo chính tại Malaysia. Do mặt bằng khá cứng, móng của Petronas được đào sâu tới 120m, một kỷ lục với các công trình xây dựng nhà cao tầng trên thế giới. Một điểm nhấn ấn tượng khác của tòa tháp đôi này là chiếc cầu trên không, có chiều cao 170m và dài 158m, nằm ở tầng thứ 41 và 42, nơi được xem là tầng chuyển vì khách muốn lên những tầng cao hơn phải đổi thang máy tại đây. Chiếc cầu cũng chính là nơi thoát hiểm, dùng trong các trường hợp hỏa hoạn hoặc sự cố khẩn cấp.

DiaOcOnline.vn -Theo Therichest/Infone

Tòa nhà lớn nhất thế giới mở cửa

Cập nhật: 19/07/2013 07:21

Tòa nhà lớn nhất thế giới New Century Global Center vừa được khánh thành rộng gấp 20 lần rạp hát Opera Sydney và 3 lần Lầu Năm góc.

Biệt thự 5,5 triệu bảng Anh đẹp lộng lẫy

Cập nhật: 10/07/2013 16:41

Một ngôi biệt thự đẹp lộng lẫy ở Anh được bán với giá 5,5 triệu bảng do kiến trúc sư nổi tiếng Sir Edwin Lutyens (Anh) thiết kế.

“Ngôi đền thiên nhiên” ở Anh Quốc

Cập nhật: 15/07/2013 08:16

Tạp chí The Times số ra ngày 18.4.1881 đã gọi kiến trúc bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Anh là “Ngôi đền của thiên nhiên”, toà kiến trúc mang phong cách ...

Prambanan: Di sản kiến trúc Hindu giáo

Cập nhật: 12/07/2013 08:19

Prambanan là ngôi đền Hindu giáo lớn nhất Java, Indonesia ở mọi thời đại, Prambanan tập trung tất cả những tinh hoa về kiến trúc, điêu khắc do vua ...

10 ngôi làng nhỏ tuyệt đẹp ở Hy Lạp

Cập nhật: 08/07/2013 07:24

Dù đã đi qua những ngôi làng thơ mộng ở Italia hay Anh, nhưng vẻ đẹp của những ngôi làng ở Hy Lạp cũng vẫn làm bạn phải mê đắm bởi những nét rất ...