Những ngày qua, mặt bằng lãi suất bị đẩy lên quá cao, thậm chí đến mức 20% chẳng khác gì chiếc vòng kim cô siết chặt yết hầu các doanh nghiệp (DN).
18% chuyện không mới
Ông Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc một công ty xuất khẩu đá xây dựng tại Ninh Bình cho biết, ông mới tất toán trước hạn một hợp đồng vay vốn theo đề xuất của ngân hàng để thực hiện một hợp đồng vay mới. Lãi suất thỏa thuận cho hợp đồng vay mới DN phải "gánh chịu" là 18%.
Ông Tân nói, đây là một mức lãi suất khá cao, rất khó cho DN kinh doanh có lãi, ít nhất là đối với các DN kinh doanh khai thác xuất khẩu đá xây dựng. Tuy nhiên, ông Tân cho biết, thực chất con số 18% này lại không có gì mới, vì trong hợp đồng trước đây, lãi suất chính thức chỉ là 12% nhưng cộng cả các khoản phí thì cũng lên đến gần 18%. Ký lại hợp đồng là vì các ngân hàng yêu cầu làm lại hợp đồng cho khỏi phạm luật, còn lãi suất cao không phải là điều mới.
Trong khi đó, ông Quang Bình Giám đốc một DN kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội cho biết, tháng trước, khi ông đặt vấn đề vay vốn, nhân viên ngân hàng lắc đầu không cho vay dù tính toán lại thì chi phí vốn cũng lên đến 17% với lãi suất chính thức 12% cộng với các khoản phí khác. Bây giờ cũng nhân viên đó đang đến mời ông vay vốn với lãi suất 18%.
Ông Bình nói, thực tế, trước khi có lãi suất thỏa thuận, thì hầu như không có bất cứ một DN nào vay được vốn với lãi suất theo đúng quy định. Các ngân hàng đã áp dụng nhiều cách như thu phí, tăng giá dịch vụ để đẩy lãi suất lên cao hơn. Mức lãi suất phổ biến là 16-18%. Lãi suất cao nhưng vẫn khó vay, vì ngân hàng rất dè dặt với cách làm phạm luật này.
Ngay sau khi được cho vay theo lãi suất thỏa thuận, hàng loạt ngân hàng đã mở rộng việc cho vay vốn. Lãi suất được hợp pháp hóa và đẩy lên một chút, vào khoảng 18-19%/năm. Tuy nhiên, bây giờ ngân hàng dễ cho vay hơn nên DN cũng dễ tiếp cận vốn hơn. Hóa ra, quyết định của Ngân hàng Nhà nước dù được nhìn nhận là một sự thay đổi lớn về chính sách nhưng trên thực tế chỉ giúp hợp thức hóa chuyện “lách luật” của ngân hàng.
Trao đổi gần đây, nhân viên kinh doanh SHB cho biết, tại SHB, mức lãi suất cho vay thỏa thuận trung và dài hạn hiện chủ yếu từ 15%-16%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp, từ 16%-18%/năm đối với cho vay cá nhân tiêu dùng. Đây cũng là mức lãi suất phổ biến được các ngân hàng khác như Seabank, An Bình cho biết khi áp dụng với các DN hiện nay.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh hiện nay ở mức 12%/năm. Lãi suất cho vay trung, dài hạn theo cơ chế thỏa thuận khoảng 14-15%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, khoảng 15-17%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, cá biệt có một số ngân hàng quy mô nhỏ cho vay với lãi suất khá cao, khoảng 18-20%/năm.
![]() |
DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây Dựng
Trong khoảng 10 ngày giao dịch gần đây, thị trường đang trong xu thế tăng điểm. Chỉ số VN-Index tăng khoảng 30 điểm và giá trị giao dịch bình quân kể ...
Các cổ phiếu bất động sản thị giá thấp tiếp tục tăng giá trên thị trường cổ phiếu chưa niêm yết và bên bán đang găm hàng khiến các cổ phiếu này trở ...
Thị trường trong nước bước vào phiên giao dịch sáng nay trong không khí ảm đạm. Chỉ số Dow Jones công nghiệp của Mỹ vẫn tăng điểm nhưng xu thế chốt ...
Trong phiên mở đầu tuần 15/3, nhà đầu tư Việt Nam bán cổ phiếu khá lớn khiến khối lượng dư bán ở các mã đều ở mức cao. Cả bên bán và bên mua đều muốn ...
Khó khăn của vàng và bất động sản chỉ là điều kiện cần để đẩy dòng tiền sang chứng khoán. Điều kiện đủ phải là sự sôi động của chính thị trường này. ...