Top

Mặt tiền theo âm dương, ngoại cảnh

Cập nhật 28/08/2008 08:47

Nhà phố nhiều tầng hiện phổ biến trong các đô thị. Với đặc thù chiều ngang hẹp, vươn lên cao, việc bố trí hình khối, màu sắc ngoại thất rất cần cân nhắc để đạt sự hài hòa về nhiều phương diện, trong đó có âm dương và ngoại cảnh.

Một số người làm nhà nhiều tầng theo kiểu xếp chồng các lầu lên nhau. Điều này không hẳn là sai hay xấu nhưng không đạt được dẫn dắt trên - dưới về hình thể và trường khí. Theo quy luật, càng lên cao, tính dương càng tăng, tính âm giảm (ánh nắng và gió nhiều hơn) nên cần bổ sung âm dương cho hài hòa.



Giảm chi tiết và hài hòa với cảnh quan
là điều cần làm khi xử lý mặt ngoài.
Ảnh: AV


Chẳng hạn, nên hạn chế bớt bức xạ gay gắt bằng cách tăng cường lam hay mảng tường, mái nghiêng che nắng cho các tầng cao. Trong thực tế, nếu làm ban công giống nhau từ dưới lên trên thì hầu như rất ít hiệu quả sử dụng, vì không phải ở tầng lầu nào, phòng phía trước có ban công cũng có những chức năng tương tự. Tất nhiên đối với nhà tháp cao tầng, khách sạn hay chung cư thì quan niệm có khác, nhưng về cơ bản vẫn là nguyên lý dẫn dắt "thượng hạ tương quan".

Việc bố trí các mảng lồi hay lõm, cong hay thẳng, vuông hay tròn... của mặt ngoài nhà cũng liên quan đến yếu tố hài hòa âm dương, không nên thiên lệch. Quá thuần dương sẽ gây cảm giác bít bùng nặng nề, tù hãm nội khí. Ngược lại, quá thuần âm thì sự trống trải xuyên thấu từ ngoài vào trong sẽ gây tán khí, cảm giác bất an, không che chắn được trước các tác động bên ngoài.

Vì vậy, tùy theo hướng khí hậu, hướng giao tiếp và hướng mệnh trạch của chủ nhà mà bố trí thành phần nào là chủ đạo, trên cơ sở đó sẽ bổ sung các yếu tố tương đồng và tương phản để xác định chính phụ, làm nên nét hài hòa.



Mặt tiền nhà phố có tính chiều hướng, trên dưới
mạch lạc luôn đem lại hiệu quả thẩm mỹ.
Ảnh: AV


Dáng vẻ ngoại thất của ngôi nhà còn phụ thuộc vào cảnh quan xung quanh. Nguyên tắc phong thủy là ngôi nhà tránh lấn áp ngoại cảnh, phải tương đồng với ngoại cảnh và giữa được tính Khiêm. Phong thủy xưa gọi trường hợp cùng dãy phố mà có nhà nhô ra là "cô nhạn xuất đầu" hoặc nhà thụt vào đột ngột là "thác nha" đều là những hình thế không tốt.

Nhà ở đã cùng dãy là cùng hướng nạp khí, nên nương theo nhau để hài hòa chung các lợi ích và cảnh quan. Không cần lồi và cứ lồi, thiếu nhất quán về hình khối, vật liệu và màu sắc, thích gì gắn nấy lên mặt tiền... chính là không biết đến tính Khiêm.

Nhà thiếu Khiêm sẽ trở nên ngạo nghễ, lẻ loi và không thuận với môi trường. Tất nhiên, dù tương đồng về chiều cao, kiểu cách, vật liệu, nhưng mỗi nhà nên giữ vẻ riêng, không giống hệt nhau đến mức... khách vào nhầm nhà.

Yếu tố ngoại cảnh (trồng cây, hàng rào, hồ nước) trước và quanh nhà cũng góp phần nâng cao ngoại diện và tạo khác biệt cho nhà mình, miễn sao không ảnh hưởng đến nhà khác.

Theo Nhà Đẹp

Tài thần

Cập nhật: 22/08/2008 08:06

Hiện nay xu hướng kinh tế thị trường phát triển, hiện có rất nhiều sản phẩm các loại tượng Thần Tài, tượng Phật được bày bán. Nhiều người tự ý mua về ...

Hướng nhà: hiểu đúng và đủ

Cập nhật: 14/08/2008 16:55

Phong thuỷ có câu “nhất vị, nhị hướng“, tức là vị trí, cách xếp đặt quan trọng hơn cả, nếu gặp hướng không tốt thì có thể xoay trở vị trí để khắc ...

Mệnh và hành vi của gia chủ

Cập nhật: 07/08/2008 09:07

Cung mệnh đôi khi cũng ảnh hưởng tới thái độ, hành vi, lối cư xử của gia chủ trong quá trình xây nhà. Đây cũng là một sự tham khảo giúp người thiết ...

Màu vàng theo phong thủy

Cập nhật: 31/07/2008 09:35

Màu vàng trong phong thủy thuộc hành Hỏa, là một trong những giải pháp màu sắc theo phong thủy tốt nhất để mang lại sinh khí và cảm giác an tâm, an ...

Thác nước ngũ hành trong nội thất

Cập nhật: 24/07/2008 09:36

Ngày nay thác nước phong thủy rất được ưa chuộng do đem lại nguồn năng lượng của Nước – một trong những yếu tố phong thủy mang lại sự tốt lành, giàu ...