Truyền thống của người Việt trong cúng Rằm, mùng Một, lễ Tết, giỗ chạp… là bên cạnh mâm cơm, bát hương, chén nước, lúc nào cũng phải có một bình hoa đẹp. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ.
Truyền thống của người Việt trong cúng Rằm, mùng Một, lễ Tết, giỗ chạp… là bên cạnh mâm cơm, bát hương, chén nước, lúc nào cũng phải có một bình hoa đẹp. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ. Ông Phạm Quang Tuyến (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) hướng dẫn cách chọn hoa cúng như sau:
Ý nghĩa của việc dâng hoa
Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.
Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.
![]()
Hoa nhài là một trong số loại hoa không nên cắm trên ban thờ.
|
Trong nhà, bàn thờ Phật cần nhất chữ tâm và chữ tịnh, dâng hoa cúng không nên kết hợp nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh thoát. Bàn thờ gia tiên cũng không nên cúng quá nhiều các loại hoa cùng lúc vì sẽ khiến bàn thờ mất thẩm mỹ. Tùy vùng, tùy nơi mà linh hoạt dùng hoa, không cố chấp quá, cũng không nên thoải mái, phóng túng quá (như phía Nam có nơi dùng hoa cúng là hoa điệp màu vàng, trắng, đỏ), có địa phương hiếm hoa còn cắt cây chuối non, đem vào cắm lục bình thay hoa.
Bàn thờ là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu với gia tiên, dâng hoa cúng cần có thái độ kính cẩn, thể hiện nét đẹp hiếu hạnh của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Với hoa giả, quả giả, nhang điện so với phẩm vật tươi thì có phần kém trang nhã, tươi mát hơn khi đưa lên bàn thờ. Cúng đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính hay có lỗi, nhưng có thể trưng ngày thường, còn ngày Rằm, mùng Một thì nên mua hoa quả tươi.
Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật. Phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở nên là thật.
(Theo thầy Thích Phước Thái, chùa Quang Minh)
Ngày Tết, người Việt ta vẫn áp dụng nhiều phong tục đặc biệt với quan niệm ngày đầu năm suôn sẻ, tốt đẹp, cả năm sẽ may mắn, hanh thông.
Tết là thời khắc chuyển giao của trời đất, cần phải làm mới mọi thứ như lau chùi, dọn dẹp đồ đạc cho sạch đẹp, gọn gàng, trang trí, sơn sửa nhà cửa ...
Sang năm Giáp Ngọ, những người tuổi Mùi hanh thông, tuổi Thìn kinh doanh bị phá rối, tuổi Tỵ không nên đầu tư mạo hiểm còn tuổi Ngọ nhiều trúc ...
Xin chữ treo trong nhà đầu năm là một việc làm quan trọng với mỗi gia đình từ xa xưa, treo chữ gì trong nhà thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, cũng ...
Năm 2014 là một năm nhiều may mắn về tài chính và sự nghiệp cho gia chủ tuổi Ngọ nhưng nếu nhà cửa được bài trí hợp phong thủy, người tuổi Ngọ sẽ còn ...