Mâm ngũ quả có ý nghĩa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và sự thành kính với tổ tiên trong dịp Tết. Vì vậy, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết.
Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam. Ngoài ra, "ngũ" còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú (giàu có), Quý (sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).
Mỗi loại quả trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ. Ví như quả chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che; phật thủ hàm ý bàn tay phật che chở cho cả gia đình; bưởi là mong muốn an khang, thịnh vượng; cam, quýt tượng trưng cho sự thành đạt; lựu nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống; đào thể hiện sự thăng tiến; dưa hấu căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn…
![]() Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam (Ảnh: Internet) |
![]()
Cách bày mâm ngũ quả 3 miền Bắc - Trung - Nam có nhiều sự khác nhau. Ảnh: minh họa
|
Bạn nên treo, đặt những đồ trang trí đại diện cho yếu tố phong thủy nước ở hướng Đông, Bắc và Đông Nam trong ngôi nhà.
Ngày nay trong nội thất phòng ngủ, nhiều gia đình thường bố trí phòng tắm trong phòng ngủ vì sự tiện lợi. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số điểm ...
Theo các chuyên gia phong thủy thì chọn người xông nhà đất nên chọn người có Thiên can, Địa chi, Ngũ hành tương sinh với gia chủ là tốt nhất, đồng ...
Phong thủy học cho rằng có 3 'góc chết' bạn tuyệt đối không được đụng vào khi dọn nhà vào tháng Chạp nếu không muốn gặp những điều xui xẻo như sau.
Cây dứa cảnh nến đỏ ngày Tết không chỉ làm cây cảnh mà còn mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng và an vui cho gia chủ quanh năm.