Top

Tạo lá phổi cho ngôi nhà

Cập nhật 25/07/2007 15:56

Giếng trời, sân vườn được xem là "lá phổi", trong "cơ thể" kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên, sau khi xây dựng và sử dụng một thời gian, nhiều chủ nhà phải thuê thợ đến "thủ tiêu" sân vườn vì không chịu nổi nước mưa vào nhà cùng côn trùng...



Giếng trời kết hợp sân vườn.


Trong xu hướng đô thị ngày càng "sống theo chiều đứng", cây xanh càng thể hiện rõ vai trò của mình. Song không phải chủ nhà nào cũng ý thức được vấn đề và "dám hy sinh" một phần diện tích cho mục tiêu có vẻ như xa xỉ này. Vì tại các đô thị, tấc đất là tấc vàng.

Còn có lý do khác khiến chủ nhà e ngại khi tổ chức sân vườn, là với đặc thù khí hậu nắng lắm mưa nhiều như Việt Nam, việc mang ánh sáng vào và tiêu thoát nước mưa đi là vấn đề không hề đơn giản. Không đủ ánh sáng tự nhiên, không có nước cho cây sống thì hiệu quả của sân vườn sẽ bằng không. Do vậy, việc tổ chức giếng trời và sân vườn hoàn toàn không phải là chuyện… ngẫu hứng! Tùy diện tích ngôi nhà mà giếng trời, sân vườn có một diện tích nhất định. Và cũng tùy mức độ yêu thiên nhiên, sự "hào phóng" của chủ nhà mà diện tích ấy có thể lớn hay nhỏ…

Có hai loại giếng trời. Giếng trời chỉ có tác dụng điều hòa khí hậu, thông gió là chính, lấy sáng là phụ, hay áp dụng cho nhà phố có nhiều tầng. Ở những ngôi nhà này, việc lấy sáng, thông gió trực tiếp rất khó khăn. Loại giếng trời, sân vườn này hay được bố trí kết hợp ở những vị trí thuộc loại “góc khó”, “góc khuất”, “góc chết”. Do diện tích của giếng trời trong trường hợp này thường không lớn nên việc kết hợp trang trí sân vườn phải cân nhắc. Không nên ốp quá nhiều loại vật liệu cũng như không nên sử dụng màu sẫm trong diện tích nhỏ này. Vì như thế nó sẽ làm giảm hiệu quả chiếu sáng. Có thể kết hợp trang trí bằng cây xanh nhưng không nên trồng cây có rễ cọc lớn hay những loại dây leo có khả năng phát triển nhanh, rậm. Tốt nhất là dùng chậu trồng những loại cây có thể sống lâu ngày trong điều kiện ích được chăm sóc trực tiếp bằng ánh sáng và nước mưa.



Giếng trời trong nhà.


Loại giếng trời thứ hai là loại kết hợp với sân vườn, ngoài chức năng điều hòa cải tạo vi khí hậu, còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ. Trường hợp này thường áp dụng cho nhà phố có diện tích lớn hoặc biệt thự. Loại này giếng trời có diện tích đủ lớn và thường được bố trí tại các vị trí “mặt tiền” như phòng khách, phòng sinh hoạt chung, nơi “hội tụ” của các phòng, vị trí kết hợp cầu thang…

Tóm lại là những vị trí sao cho mọi người đều có thể quan sát và thụ hưởng được. Có thể sử dụng vật liệu ốp một cách ngẫu hứng miễn sao việc bố trí mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Hoàn toàn có thể trồng cây xanh trực tiếp trong khu vực này nếu diện tích bề mặt đủ lớn (không láng xi măng hay lát gạch) đảm bảo thấm thoát nước một cách tự nhiên, và cần có giải pháp ngăn cách không cho nước mưa vào. Việc trồng cây xanh trong trường hợp này cũng khá đơn giản, có thể sử dụng cả những loại cây có hoa hoặc có mùi thơm nhẹ nhằm mang lại sự hứng khởi cho không gian sống và làm việc trong nhà…

Theo Nhà Đẹp

Những ý tưởng cho khung cửa sổ

Cập nhật: 24/07/2007 15:56

Tùy theo phong cách của mỗi gia chủ mà các khung cửa sổ trong nhà được mặc một bộ cánh khác nhau. Có người thích tạo sự đồng bộ cho những khung cửa ...

Nghệ thuật treo tranh

Cập nhật: 23/07/2007 11:49

Về nguyên tắc, không nên chọn mua các bức tranh trước, sau đó mới tìm chỗ để treo chúng. Hãy quan sát căn phòng rồi quyết định những mảng tường nào ...

Căn bếp thân thiện

Cập nhật: 23/07/2007 10:19

Bếp trong nhà ở hiện đại không chỉ được hiểu là không gian để nấu nướng, ăn uống mà còn là một nơi sinh hoạt thân thiện cho cả gia đình sau một ngày ...

Ghế giường

Cập nhật: 22/07/2007 11:31

Không có đồ nội thất nào thích hợp cho một căn phòng chật chội bằng chiếc ghế kết hợp với giường ngủ. Trải ga phủ lên, bạn sẽ có một chỗ nằm nghỉ và ...

Ý tưởng cho phòng làm việc tại gia

Cập nhật: 22/07/2007 11:32

Hiện nay, nhiều gia đình luôn cố gắng dành một góc nhỏ trong căn nhà của mình cho không gian làm việc. Khu làm việc ở nhà không nhất thiết phải quá ...