Nếu ánh sáng là hơi thở của kiến trúc, thì để công trình ấy thở một “nhịp thở khỏe mạnh” thật không dễ. Căn nhà này là một sự tìm tòi để ánh sáng và hình khối tạo thành điểm nhấn chính của công trình.
Ngày lên…
Đó là lúc ánh sáng phải len lỏi giữa những mảng xanh, vượt qua lam gỗ và những terrasse khá rộng để tiếp cận với không gian nhà. Những vật liệu thô mộc với gam màu trầm (xi măng, gỗ để trần…) được sử dụng như một gạch nối nhẹ nhàng giữa hai vùng tối – sáng.
Nếu khoảng sân, “nắng” được “nắn” lại thành những vệt sáng xoay chuyển liên tục trong ngày, thì khu vực giếng trời tất cả chi tiết màu sắc được lược bỏ tối đa chỉ còn những đường cong, nhịp điệu lên xuống của cầu thang trở nên sống động hơn khi nắng xuống. Ngược lại, những hành lang, những lối lên sân thượng lại được bịt bằng những vách dựng đứng vừa tạo cảm giác khi di chuyển, vừa tạo nên những vùng tối sáng (lúc này được tiết chế qua những khe nhỏ) tương phản mạnh tạo nên những nhịp dẫn thú vị…
Những vệt sáng tạo thành một
nhịp điệu sinh động cho ngôi nhà.
Ánh sáng được người thiết kế quan tâm để
tạo ra những hiệu quả cho phòng khách.
Nhịp điệu của ánh sáng và hình khối.
Theo nắng lên cao.
Màu tím và chất liệu gạch nối của hai vùng sáng tối.
Khoảng không giếng trời.
Và khi đêm xuống…lung linh sắc màu ánh sáng
Bóng đổ của đèn lên vách.
Theo KT Nhà Đẹp
Thường không được coi là đồ cao cấp, tuy vậy đồ gia dụng melamine cũng có những vẻ độc đáo rất hấp dẫn...
Bạn thử hình dung xem, một chiếc cầu thang nối từ tầng trệt lên đến sân thượng mà không có chỗ nghỉ chân, điều đó sẽ tạo cảm giác choáng ngợp...
Trong những dịp đặc biệt, bạn sẽ muốn trưng bày những ngọn nến để tạo không gian huyền ảo, lãng mạn cho ngôi nhà. Có những cách sáng tạo để sắp đặt ...
Dưới góc độ chuyên ngành kiến trúc, KTS Nguyễn Như Tú đã góp ý làm sao để có được nhà vệ sinh, nhà tắm khoa học.
Để gian bếp trở nên bớt buồn bã và luộm thuộm, việc tổ chức một không gian phụ nhỏ với chức năng tích trữ (thức ăn) và cất giữ (đồ đạc) tận dụng tối ...