Top

Bạc Liêu – Đất và người

Cập nhật 01/10/2008 11:36

Dân Bạc Liêu đi khắp đó đây, có thể người ta không biết nhiều về miệt quê này, nhưng sẽ luôn có một câu mà ai cũng biết “A, thì ra anh chàng này là người ở đất Công Tử Bạc Liêu”.

Bạc Liêu là nơi có nhiều dân tộc cộng cư, vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Kh’mer. Những dân tộc này đã “chung vai sát cánh” từ thưở cùng nhau mở đất cho đến thời kỳ chống giặc ngoại xâm, cũng như giai đoạn đổi mới hôm nay. Đó cũng là quá trình hình thành nên một dòng văn hóa đậm đà bản sắc Bạc Liêu, trong đó đặc biệt là một “tính cách Bạc Liêu” rất độc đáo.


Qua những giai thoại, tư liệu ngày xưa để lại và trên những thước phim, vở tuồng…, Bạc Liêu được bạn bè gần xa biết đến nhờ có một anh chàng Hắc công tử “đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” và những kiểu chơi độc đáo, xa hoa không ai sánh bằng. Thật ra tính cách Bạc Liêu cũng có những nét “hao hao” của vị Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy nổi đình nổi đám này.


Nếu gạt đi những yếu tố tiêu cực của kẻ lắm của nhiều tiền, ăn chơi phung phí mà gạn đục khơi trong thì phải khẳng định cá tính phóng khoáng hầu hết đều có ở người dân Bạc Liêu từ giàu đến nghèo. Trong việc chi phí sinh hoạt, giao tiếp họ không tính toán chi li. Những người tuy có khi bị cho là “ít chữ nghĩa”, nhưng lại chủ động và ân cần về mặt chi phí.

Chính vì tính cách phóng khoáng, “chịu chơi” này mà nhiều người Bạc Liêu mê cái “ngón” đờn ca tài tử, đặc sản văn hóa phi vật thể của người xứ Nam Bộ nói chung và của đất Bạc Liêu nói riêng.


Họ đam mê theo kiểu di truyền từ đời ông sang đời cha, từ đời cha sang đời con. Hát để nghe chơi nên không ai câu nệ giá trị những giải thưởng từ những liên hoan, hội thi…Từ việc hát ở nông thôn trong những bữa tiệc quê, đờn ca tài tử hiện đã được liệt kê vào danh sách công nhận di sản văn hóa phi vật thể của Bạc Liêu.

Người Bạc Liêu có tính bộ trực, thẳng thắn nhiệt tình, hiếu khách. Trong nói năng, không đôi co dài dòng, không “văn hoa mỹ tự”, mà chủ yếu là tinh thông nghĩa lý, muốn nói gì thì nói thẳng.

Không gian đất rộng, người thưa nên cũng hình thành phong cách “ăn to nói lớn”, nói năng thật rõ, thật to để cho người nghe hiểu thông ý mình. Những thành ngữ, ca dao, điệu hò Bạc Liêu: “ Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi, qua khúc sông này bờ bụi tối tăm”…là những chứng minh xác thực nhất về tính cách trừu tượng phu hảo hán.


Cá tính, nhiệt tình, thật thà, chất phác còn được thể hiện khá rõ nét trong suy nghĩ cũng như trong sinh hoạt hàng ngày đối với người Kh’mer ở Bạc Liêu. Họ nói năng ý tứ, ngắn gọn, đơn giản. Trong lao động rất nhiệt tình, có ưu thế trong lao động trực tiếp, thường làm việc quần quật để lo kinh tế cho gia đình và luôn có ý thức trách nhiệm cao để đóng góp cho cộng đồng.

Vì vậy nhà cửa của họ có thể là nhà tranh lợp lá lụp xụp, nhưng ngôi chùa phải được cộng đồng góp công, góp của xây dựng lộng lẫy, uy nghi. Điển hình là chùa Xiêm Cán (Vĩnh Trạch Đông, TX.Bạc Liêu), chùa Cái Gía( xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi), Còn tính đoàn kết của người Hoa ở Bạc Liêu thể hiện rõ qua các Bang, Hội đồng hương hoặc các Kiến họ.


Miền đất Bạc Liêu còn hấp dẫn người ta bởi những ưu thế về du lịch. Đến Bạc Liêu du khách sẽ được đi thăm quan khu du lịch sinh thái vườn nhãn Bạc Liêu và nếm hương nhãn ngọt ngào, thơm ngát. Du khách được thưởng thức bánh xèo A mật tại vườn nhãn, vừa ăn bánh vừa nghe các ca sĩ đổ câu vọng cổ nổi tiếng “từ là từ phu tướng…” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu thì còn gì bằng!

Ngoài ra, du khách có thể đi tham quan vườn chim Bạc Liêu hay đi một tour du lịch sinh thái biển như Biển Nhà Mát – khu du lịch Phật bà Nam Hải nổi tiếng linh thiêng; hay chạy dọc biển Đông đi thẳng đến khu du lịch Gành Hào đến Kinh Tư ruộng muối, đi ra biển câu mực hoặc tham gia đánh bắt gần bờ quả là một thú vui.


Đến Đông Hải du khách không thể không đi tham quan vườn chim Lập Điền, đây là vườn chim mới được hình thành của các hộ tư nhân với nhiều loại chim quí nằm trong sách Đỏ…

Du khách có thể về nông thôn du lịch các làng nghề truyền thống tại huyện Phước Long và Hồn Dân như làng nghề đan lát, dệt chiếu, nghề trầm nón…và không quên thưởng thức món bánh tầm bì hay bún bì ở Ngan Dừa Hồng Dân.

Người và cảnh vật ở Bạc Liêu thật đã để lại những đặc điểm khó lẫn với những vùng miền khác. Những tính cách ấy không phải có trong ngày một ngày hai mà được hun đúc gìn giữ từ đời này qua đời khác qua nhiều thế hệ.




Ngày nay, tính cách Bạc Liêu vẫn được giữ gìn và phát huy. Cùng với những danh lam thắng cảnh thu hút du khách, chính những con người Bạc Liêu hiếu khách, hào hiệp nghĩa khí và phóng khoáng này đã giữ được chân bạn bè mình ở lại lâu hơn.

Không ít chàng trai từ tận miền Trung, miền Bắc về ở rể xứ Bạc, cũng không ít người trai Bạc Liêu đã “mê hoặc” được những cô gái thành thị…Bạc Liêu trong mắt du khách đẹp hơn có lẽ nhờ tính cách Bạc Liêu.


www.DiaOcOnline.vn - Theo Heritage

Ảnh: Flickr

Về lại Cần Thơ

Cập nhật: 27/09/2008 11:18

Mỗi khi nghĩ về mảnh đất Tây Đô, hình ảnh tôi bắt gặp lại là cái dáng mình ngồi bó gối một đêm mưa trong nhà trọ nhỏ, nhìn nước sông Hậu đen thẫm bên ...

Ai về cầu ngói Thanh Toàn

Cập nhật: 20/09/2008 11:09

Trên suốt đoạn đường 10km từ trung tâm thành phố Huế về hướng Đông, tôi cố tìm bóng dáng cô gái Huế ngày nào. Chưa gặp người thiếu nữ nhưng cầu ngói ...

Lausanne phố trong rừng, rừng trong phố

Cập nhật: 14/09/2008 11:05

Nhắc đến Thụy Sĩ, người ta thường nhớ đến Genève, một thành phố nổi tiếng trong lịch sử với những hiệp ước được ký kết tại đây. Nhưng Thụy Sĩ không ...

Dinh Thầy Thím - huyền thoại giữa đời thường

Cập nhật: 07/09/2008 08:36

Nếp nhà ấy bình dị như một mái nhà quê luôn trông ngóng người ở xa trở về. Dinh Thầy - Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận) vẫn như một ...

Giấc mơ trưa ở Vườn Xoài

Cập nhật: 31/08/2008 16:02

Muốn tận hưởng một ngày sống an nhàn, thảnh thơi giữa không khí miền quê trong lành cũng không mấy khó khăn, nhóm chúng tôi lên đường vào một ngày ...