Top

Đến năm 2010: Hà Nội sẽ có một Công viên Yên Sở hiện đại nhưng vẫn truyền thống

Cập nhật 15/08/2007 14:00

Đây là cam kết của Tập đoàn Gamuda (lớn hàng đầu Malaysia) trong việc phát triển Công viên Yên Sở thành công viên công cộng lớn nhất Hà Nội, mang đẳng cấp quốc tế. Công trình sẽ trở thành biểu tượng của Thủ đô nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Chiều ngày 14/8, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký Thỏa thuận giữa Tập đoàn Gamuda Berhad và UBND TP.Hà Nội để đầu tư giai đoạn đầu là 400 triệu đô la Mỹ vào thiết kế, xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam và xây dựng một công viên tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất cả nước trên tổng diện tích 182ha tại quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, phía Nam Hà Nội.
 
Đến dự buổi lễ ký Thỏa thuận có Bí thư Thành ủy Hà Nội - Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - Nguyễn Quốc Triệu, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hà Nội - Phí Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - Nguyễn Văn Khôi, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam - Lim Kim Eng và ông Dato’ Lin Yun Ling – Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Gamuda Berhad.

Xây dựng nhà máy để xử lý... một nửa lượng nước thải của toàn thành phố

Thực tế tốc độ tăng dân số nhanh cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng nhanh nhất thế giới đang tạo sức ép cho hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của Hà Nội. Hệ thống đường xá, cầu cống, nhà ở, trạm phát điện, nhà máy xử lý nước thải... của Hà Nội đàng cần phải cải tạo để theo kịp tốc độ phát triển.

Với các cơ sở xử lý nước thải của Hà Nội, nhất là ở Công viên Yên Sở đã xuống cấp, cần phải đầu tư mới. Tập đoàn Gamuda đã có một giải pháp thông qua chương trình xử lý nước thải lớn nhằm hiện đại hóa hệ thống vệ sinh và xử lý 50% lượng nước thải của toàn thành phố, hiện đang được xả trực tiếp ra sông Hồng mà không hề có biện pháp xử lý.

Theo bản thỏa thuận đã được ký kết, Tập đoàn Gamuda sẽ thiết kế, đầu tư và xây dựng cho TP. Hà Nội một công trình xử lý nước thải hiện đại với công suất xử lý 190.000 mét khối nước/ngày, có khả năng xử lý một nửa lượng nước thải của toàn thành phố. Sau khi hoàn tất xây dựng công trình và một năm vận hành, nhà máy sẽ được chuyển giao cho UBND TP.Hà Nội quản lý.

Nhà máy xử lý nước thải mới sẽ đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tổng thể về xử lý nước thải của TP.Hà Nội, góp phần hiện đại hóa hệ thống vệ sinh và hoàn tất thực hiện quy hoạch tổng thể về xử lý nước thải của toàn TP. Hà Nội.

Với công trình này, chất lượng nước thải ở các kênh ở Yên Sở và hồ Yên Sở sẽ được cải thiện đáng kể. Các hộ dân dựa vào nguồn nước sông để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu dọc hai bên bờ sông Yên Sở, hạ lưu của Cửa Thanh Liệt và sông Tô Lịch cũng sẽ được hưởng lợi từ dự án này.

Công viên Yên Sở: đầu tư hiện đại nhưng vẫn giữ nét bảo tồn văn hóa truyền thống

Với việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải cũng sẽ tạo điều kiện chuyển đổi Công viên Yên Sở hiện tại trở thành một công viên bao gồm các khu liên hợp giáo dục, văn hóa và bảo tồn với chủ đề văn hóa và lịch sử Việt Nam do Gamuda thiết kế, đầu tư và xây dựng. Trên diện tích 146 ha đất sẽ có các khu Công viên truyền thống, Vườn văn hóa, Quảng trường kỷ niệm và tương lai của Việt Nam theo kiểu các công viên đặc trưng của miền Bắc và miền Nam.



Một góc dự án đầu tư Công viên Yên Sở.


Theo kế hoạch của nhà đầu tư, trên tổng diện tích của dự án 182 ha đất sẽ mọc lên những tòa nhà văn phòng hạng A, các khách sạn quốc tế mang đẳng cấp 4 – 5 sao, các trung tâm hội nghị, bãi đậu xe, cửa hàng, khu căn hộ cao cấp cũng như các trung tâm mua sắm và giải trí. Những công trình này sẽ được củng cố bằng các nguồn vốn đầu tư bổ sung để xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Ông Dato’ Lin Yun Ling – Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Gamuda Berhad cho biết: Trong vài năm tới, các hoạt động của dự án sẽ góp phần hình thành một trung tâm kinh tế mới cho khu vực phía Nam Hà Nội, nâng cao giá trị bất động sản, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm đồng thời cải thiện hơn nữa đời sống xã hội.

Người dân ở khu vực quận Hoàng Mai, Thanh Trì nói riêng và khu vực phía Nam Hà Nội nói chung sẽ được hưởng lợi từ sự thịnh vượng trong khu vực, góp phần vào sự phát triển hơn nữa của thành phố Hà Nội.

Phát biểu trong lễ ký thỏa thuận với Tập đoàn Gamuda Berhad, ông Nguyễn Quốc Triệu – Chủ tịch UBND Hà Nội cũng nhận định: Với tổng số đầu tư dự kiến lên đến 960 triệu USD, Công viên Yên Sở tới đây sẽ trở thành công viên lớn nhất của thành phố, trung tâm vui chơi giải trí ở phía Nam Hà Nội, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Nhà máy nước thải do Gamuda Berhad đầu tư cũng sẽ là nhà máy hiện đại xử lý cho một nửa lượng nước thải của Hà Nội.

Chính quyền thành phố Hà Nội cam kết bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, đồng hành cùng nhà đầu tư, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc. Thỏa thuận được ký kết hôm nay giữa UBND TP. Hà Nội với Tập đoàn Gamuda Berhad mới chỉ là những bước đi ban đầu, tới đây sẽ phải đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình. Theo dự kiến, công trình xây dựng Công viên Yên Sở và nhà máy xử lý nước thải sẽ bắt đầu khởi động vào tháng 10/2007.

Hơn bao giờ hết, người dân Thủ đô đang trông chờ vào dự án Công viên Yên Sở sẽ mang lại một “lá phổi xanh”, một trung tâm thương mại – văn hóa – giáo dục vươn tầm thế kỷ mới của Hà Nội.

Theo Lan Hương - Hà Nội Mới

500 tỉ đồng xây dựng khu căn hộ cao cấp cạnh Metro

Cập nhật: 13/08/2007 15:00

Tối 11/8/2007 tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Tân Hoàng Thắng và Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công đã ký kết văn bản hợp tác để xây dựng khu căn hộ ...

Khai trương khu thương mại Liên Việt - Đất Xanh

Cập nhật: 13/08/2007 15:00

Nằm trong trung tâm khu đô thị Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương, khu phố thương mại Liên Việt - Đất Xanh được xây dựng nhằm mang lại nhiều cơ hội đầu ...

Ninh Thuận: sẽ có nhà máy luyện cán thép

Cập nhật: 13/08/2007 15:00

UBND tỉnh vừa ký kết đầu tư với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin để xây dựng nhà máy luyện cán thép tại khu vực Dốc Hầm (Cà Ná, Ninh Phước).

Lễ cất nóc dự án Sài Gòn Paragon

Cập nhật: 13/08/2007 09:00

Tại Nhà hàng Ming Dynasty (Q.7) ngày 10/8, Tập đoàn Paragon đã chính thức làm lễ cất nóc, đánh dấu cho sự hoàn tất việc xây dựng dự án cao ốc thương ...

48 dự án với nguồn vốn lên tới 39,8 tỷ USD

Cập nhật: 11/08/2007 15:00

Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 48 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài xúc tiến vào Việt Nam với nguồn vốn lên tới 39,8 ...