Bên cạnh việc tạo điều kiện để nhà không phép, sai phép có thể được cấp chủ quyền, TPHCM cũng đẩy nhanh việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo giá ưu đãi
Thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) và Sở Xây dựng TPHCM vừa đưa ra những giải pháp và cơ chế phối hợp để cùng giải quyết những vướng mắc trong lĩnh vực nhà đất. Trong đó, tập trung xử lý cấp giấy chủ quyền đối với những trường hợp nhà xây dựng không phép, sai phép, đồng thời đẩy mạnh việc bán nhà sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở nhằm hoàn thành đúng hạn mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra là ngày 31-12-2010.
![]() TPHCM đang tập trung giải quyết thực trạng nhà tồn tại nhưng xây dựng không phép hoặc sai phép theo hướng có lợi cho người dân |
Căn cứ xử lý nhà xây trái phép, sai phép
Có ba mốc thời gian và hành vi vi phạm để làm căn cứ xử lý:
Thứ nhất, các trường hợp xây dựng không phép và sai phép trước ngày 1-7-2004 (thời điểm Luật Xây dựng có hiệu lực) được tồn tại, mà nay phù hợp quy hoạch, kiến trúc thì được xem xét cấp giấy chủ quyền cho toàn bộ (hoặc một phần) diện tích phù hợp quy hoạch và kiến trúc đó. Việc xác định diện tích phù hợp quy hoạch, phù hợp kiến trúc trên bản vẽ sơ đồ do Phòng Quản lý đô thị (Phòng Công Thương) quận, huyện thực hiện.
Thứ hai, đối với trường hợp xây dựng không phép, sai phép từ ngày 1-7-2004 đến trước ngày 1-7-2006, sẽ được cấp giấy chủ quyền nếu thỏa các điều kiện sau: nhà xây dựng trước ngày 1-7-2006, không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch nếu xây dựng sau khi có quy hoạch; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 1-7-2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp xin phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như nhà ở xây dựng trước ngày 1-7-2006 mới được xem xét cấp giấy chủ quyền cho toàn bộ hoặc một phần diện tích phù hợp quy hoạch và kiến trúc.
Thứ ba, trường hợp xây dựng sai phép về số tầng, về diện tích xây dựng từ ngày 1-7-2006 đến trước ngày 1-5-2009 (thời điểm Nghị định 23 về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng có hiệu lực) mà nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư ổn định, không ảnh hưởng công trình lân cận thì cho phép chủ đầu tư được giữ nguyên công trình với điều kiện khi thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500, chủ đầu tư phải tự tháo dỡ không được bồi thường.
DiaOcOnline.vn - Theo Người Lao Động
Theo Nghị định 11/2010 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế Nghị định 186/2004), hành lang an toàn đường bộ là dãy đất ...
Chương trình di dời, tái định cư 15.000 hộ dân sống trên và ven kênh rạch của TP được triển khai từ năm 2006, đến nay đã giải phóng mặt bằng, tái ...
UBND TP.HCM vừa ra quyết định thu hồi 5.391m2 đất tại Công viên văn hóa Tao Đàn, phường Bến Thành, quận 1 (khu vực sân khấu Trống Đồng), do Công ty ...
Đồ án điều chỉnh lần này với mục tiêu đưa Cần Thơ trở thành đô thị cấp quốc gia và quốc tế, thành phố trẻ năng động, trung tâm và động lực của vùng ...
Việc xây dựng công trình cầu Cổ Chiên theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) sẽ không chỉ “đóng mạch” tuyến Quốc lộ 60, mà còn mở ...