Top

Đề xuất không cấp điện, nước cho công trình vi phạm xây dựng ở TP.HCM

Cập nhật 31/07/2019 10:00

Đây là một trong nhiều giải pháp được UBND TP.HCM đề xuất để ngăn chặn tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, đất đai, quy hoạch trên địa bàn thành phố.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Việt Đức.

Tại hội nghị xây dựng đề án tổng thể các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM, UBND Thành phố đề xuất nhiều nhóm giải pháp để ngăn chặn tình trạng xây dựng sai phép, không phép.

Trong nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, UBND TP.HCM đề xuất các đơn vị có liên quan không cấp số nhà; không cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác đối với công trình vi phạm về đất đai, quy hoạch, xây dựng mà chưa chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định giải pháp không cung cấp dịch vụ điện, nước có thể thực hiện được nếu vận dụng đúng các quy định hiện hành và cần triển khai ngay từ đầu để ngăn chặn sớm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng.

Ngoài ra, TP.HCM sẽ tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc phục vụ công tác cấp giấy phép xây dựng. Sở Quy hoạch Kiến trúc, UBND các quận, huyện sẽ tập trung rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tại các địa phương, điều chỉnh phù hợp, làm cơ sở cấp Giấy phép xây dựng theo quy định.

Tại hội nghị, UBND TP.HCM cho biết giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành để tham mưu trình UBND TP phân bổ chỉ tiêu đất nông nghiệp phù hợp với tình hình dân số và tốc độ đô thị hóa của từng địa phương. Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong việc cấp phép xây dựng.

UBND TP.HCM cho biết sẽ xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có vi phạm trong hoạt động công vụ. Kế tiếp, TP.HCM sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Hoạt động giám sát, kiểm tra trật tự xây dựng cũng sẽ ứng dụng công nghệ.

Cuối cùng, TP.HCM sẽ rà soát, xử lý các dự án chậm triển khai; kêu gọi đầu tư dự án nhà ở theo quy hoạch, tạo lập quỹ nhà ở hợp pháp, đáp ứng đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân.

DiaOcOnline.vn – Theo Zing

Huyện Hóc Môn giúp các đầu nậu xây dựng trái phép như thế nào?

Cập nhật: 31/07/2019 09:30

UBND huyện Hóc Môn đã chỉ đạo các xã – thị trấn tạm ứng kinh phí xây dựng một số hạng mục còn thiếu so với giấy phép, bản vẽ thiết kế và yêu cầu các ...

1.400 m2 đất ở quận Thủ Đức TP.HCM chỉ được đền bù 56 triệu đồng?

Cập nhật: 30/07/2019 16:30

Sinh sống trên mảnh đất có diện tích 1.400 m2 từ năm 1963 cho tới nay, song khi bị thu hồi, một hộ gia đình tại quận Thủ Đức chỉ được đền bù 56 triệu ...

Đề xuất ACV làm chủ đầu tư sân bay Long Thành

Cập nhật: 30/07/2019 15:00

Liên danh tư vấn đề xuất giao ACV là nhà đầu tư - khai thác cảng hiện hữu được giao thực hiện đầu tư - khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành ...

Đem đất khu công nghiệp cho thuê trái phép

Cập nhật: 30/07/2019 10:30

Nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tại Đà Nẵng không đầu tư sản xuất mà đem đất, nhà xưởng cho thuê lại trái phép. Việc đã xảy ra nhiều năm nay ...

Buộc các dự án ở Thủ Thiêm nộp lại tiền trục lợi từ đất

Cập nhật: 30/07/2019 10:00

UBND TPHCM đang đề xuất thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng bị “thất thoát” trong dự án khu đô thị mới (ĐTM) Thủ ...