Top

Nhà tái định cư thành 'của nợ'

Cập nhật 11/11/2007 12:00

Hiện nay ở Hà Nội có hàng trăm toà nhà cao tầng tái định cư, với khoảng chục nghìn hộ dân chuyển đến sinh sống. Nhưng tại đây đang tồn tại không ít những vấn đề bất cập như chất lượng công trình, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng, quản lý....

Khu tái định cư phường Vĩnh Phúc kể từ khi những người dân hai quận Cầu Giấy, Ba Đình (Hà Nội) chuyển đến ở đã 5 năm. Trong quãng thời gian trên, người dân nơi đây đã bao lần phải khổ sở với cảnh nhà ở bị xuống cấp nhanh chóng và hư hỏng khá nhiều. Chuyện tường lở, trần nhà vỡ, thấm nước, bong nền nhà, tắc cống là "căn bệnh" chung và chẳng có gì xa lạ của những toà nhà nơi đây.

Anh Lê Xuân Tốt, nhà E1 cho biết, nhà anh nền gạch bong tứ tung, ở tầng giữa mà vẫn bị thấm nước. Cách đây không lâu, cả mảng trần nhà trong phòng ngủ vỡ rơi xuống giường, giờ phải ra phòng ngoài nhà ngủ.

Còn tại khu nhà tái định cư N2A, N2B, N2E, phường Nhân Chính, nơi tái định cư của những hộ dân từ phố Hào Nam và Khuất Duy Tiến chuyển đến ở đầu năm 2006. Ông Đoàn Đình Nhân - tổ trưởng nhà N2A và N2B, cho biết, chất lượng nhà quá kém, đa số người dân chuyển đến đây đều phải tự bỏ tiền ra nâng cấp mới ở được. Ông Trần Sơn bức xúc: "Tường nhà động vào là lở. Nước hỏng dân tự lo, vòi thì rởm, mới hơn tháng đã hỏng, mặt trần nhà tắm, gió to bay tốc hết, đường ống dẫn nước chung đã phải hàn lại".

Những toà nhà này, tường ngoài đã bị rêu mốc phủ kín. Vườn hoa trơ trọi. Trên đường ra vào quanh các khu nhà có hệ thống đèn chiếu sáng, nhưng gần 2 năm đường vẫn tối mịt.

Một tình trạng chung nữa của các khu nhà tái định cư như Nam Trung Yên, Dịch Vọng, Định Công, Cầu Diễn... là hệ thống thang máy thường xuyên hỏng, trở thành nỗi khiếp sợ cho người dân. Cửa xả rác hỏng, mùi ô nhiễm bốc khắp hành lang...

Mới đây qua kiểm tra, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã phát hiện hàng loạt sai phạm của đơn vị thi công tại các công trình xây dựng tái định cư nêu trên. Việc kiểm tra cho thấy, hầu hết khu nhà đều có hiện tượng lún, sụt nền đất dưới hè tường móng công trình, bong gạch lát nền, bở tường, tắc đường nước thải...

Sau khi thanh tra, các đơn vị thi công đã tiến hành sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xây dựng, việc sửa chữa chỉ khắc phục được những khuyết điểm "bề mặt", xoa dịu sự bức xúc trong dư luận nhân dân, chứ không giải quyết được một cách căn bản những khiếm khuyết của công trình. Còn sau này khi hết thời gian bảo hành, ai sẽ là người chịu trách nhiệm.

Theo Lao Động

Tổng quan thị trường bất động sản năm 2007

Cập nhật: 05/11/2007 10:00

Thị trường bất động sản (TTBĐS) phát triển khá nhanh và mạnh trong năm 2007, lượng BĐS được đầu tư xây dựng và giao dịch tăng lên khá nhiều, đồng ...

TP HCM nâng khung giá đất

Cập nhật: 11/11/2007 11:00

Theo dự thảo bảng giá đất năm 2008 do Sở Tài chính vừa trình UBND TP.HCM, giá đất tại hầu hết các tuyến đường đều tăng, có nơi được nâng lên tới 2 - ...

TP Hồ Chí Minh: Kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng nhà ở

Cập nhật: 11/11/2007 10:00

Ngày 9 - 11 qua, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với nhiều sở chức năng và UBND các quận, huyện khẩn trương tổ chức kiểm tra....

TP Hồ Chí Minh: Dân lo vì bị rút sổ KT3

Cập nhật: 11/11/2007 09:00

Nhiều hộ dân ở phường Tăng Nhơn Phú A (quận 9) và phường Linh Trung (quận Thủ Đức) cho biết vừa qua, khi họ xin gia hạn KT3 cũ (sổ đăng ký tạm trú có ...

Giá vàng tăng mạnh, giao dịch nhà đất thấp hơn so với cùng kỳ

Cập nhật: 10/11/2007 15:00

Theo thông tin từ các sàn giao dịch và trung tâm địa ốc, sau các cơn “sốt” bốc thăm, đăng ký để mua các căn hộ cao cấp như The Vista, Sky Garden thì ...