Top

Những kiến nghị đáng chú ý về Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai 2003

Cập nhật 16/03/2011 10:10

Việc giao dự án cho các chủ đầu tư nên theo phân kỳ, nếu không đảm bảo tiến độ thì cho đấu giá, để tránh tình trạng lập dự án rồi bỏ đó, chờ trượt giá của bất động sản.

Đó là kiến nghị đáng chú ý của ông Nguyễn Đức Biền – Trưởng ban GPMB Thành phố Hà Nội, trong Hội nghị về Tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2003 được tổ chức ngày 15/3/2011.

Vấn đề bức xúc nhất liên quan đến Luật đất đai năm 2003 là về GPMB và phân biệt giữa sở hữu và sử dụng đất đai.

Trong buổi Hội nghị đã có rất nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật nhằm mục đích sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2003 hoàn thiện hơn và sát với thực tế hơn. Trong đó, vấn đề nổi bật nhất trong Hội nghị là những vấn đề liên quan đến sở hữu và sử dụng đất đai, vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề chênh lệch địa tô,…

Hội nghị chủ yếu tập trung vào những kiến nghị đề xuất, các nội dụng liên quan đến việc bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Trong Hội nghị UBND Thành phố Hà Nội sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp, những ý kiến sát với thực hiễn, nhằm tổng hợp thành Báo cáo để gửi lên Ban chỉ đạo trung ương.

Theo ông Nguyễn Đức Biền – Trưởng ban GPMB Thành phố Hà Nội, Luật Đất đai đã làm được nhiều điều và ngày càng hoàn thiện, phát triển chẳng hạn như vấn đề cơ chế xin cho, Luật cũng đã loại bỏ được vấn đề này, tạo nguồn thu thuế cho Nhà nước từ việc sử dụng đất đai, vấn đề giá đất cũng được xác định sát với giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường, những quy định rõ ràng giải quyết hài hòa được 3 lợi ích của nhà đầu tư, nhà nước và người dân. Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư trong vào ngoài nước.

Tuy nhiên, một số quy định của Luật còn thiếu đồng bộ chưa nhất quán, thống nhất với các văn bản khác.

Xung quanh vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai: Hiến pháp đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và người dân được giao


Ông Nguyễn Đức Biền – Trưởng ban GPMB Thành phố Hà Nội, kiến nghị, vẫn giữ tổng mức bồi thường khi thu hồi đất, có thể như hiện nay hoặc cao hơn nữa, nhưng phải xác định rõ giá trị gia tăng của đất do người dân tạo ra là bao nhiêu thì người dân toàn quyền được hưởng còn lại là phần điều tiết của Nhà nước
Chẳng hạn như chỉ một quyết định hành chính cũng đã làm thay đổi toàn bộ giá trị rất lơn như Hợp nhất Hà Tây với Hà Nội thì tất cả cá mảng khác chưa có động tĩnh gì thì giá trị đất ở nhưng nơi mới đã tăng lên đáng kể,…

Thực tế hiện nay, người dân khi bị thu hồi đất đòi bồi thường giá trị đất như là toàn bộ những chênh lệch đó là của người dân.

Do đó, chúng ta phải có những cơ chế để điều tiết địa tô chênh lệch này, từ đó Nhà nước có tái đầu tư trở lại phục vụ nhân dân, tạo ra ngân sách Nhà nước để phát triển bền vững.

Ông Biên kiến nghị, vẫn giữ tổng mức bồi thường khi thu hồi đất, có thể như hiện nay hoặc cao hơn nữa, nhưng phải xác định rõ giá trị gia tăng của đất do người dân tạo ra là bao nhiêu thì người dân toàn quyền được hưởng còn lại là phần điều tiết của Nhà nước, còn phần nâng cao lên cho người dân cần tách ra là phần hỗ trợ.

Như thế, người dân thấy được cũng một loại hàng hóa là đất đai thì mức đề bù ở các nơi có cũng điều kiện là như nhau, tuy nhiên, phần giá trị nâng cao là khác nhau giữa các vùng, thì đương nhiên, việc đền bù chênh lệch giữa các vũng không phải là câu chuyện từ đất nữa.

Chẳng hạn như, việc GPMB dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dân Hải Phòng cho rằng Hà Nội được đền bù cao hơn, gây khó khăn cho việc GPMB trong khi đó Hà Nội và Hải Phòng là cũng một loại đất như nhau.

Do đó, cần phải làm rõ bản chất giữa sở hữu và sử dụng về đất đai, để có những cơ chế điều tiết rõ ràng hơn, minh bạch hơn.

Vấn đề bồi thường GPMB: Trong quá trình GPMB cần xác định rõ nguồn gốc đất, chẳng hạn như đất không có giấy tờ được hình thành trước 15/3/1993 mà người dân vẫn đang sinh sống bình thường, không có tranh chấp, khiếu kiện thì được coi như là đất của người dân sử dụng và được hưởng đền bù khi bị thu hồi.

Cho phép các ngành các cấp sử dụng biện pháp hành chính (cưỡng chế) về quyền sở hữu đất đai của Nhà nước trong vấn đề GPMB, hiện nay mới chỉ có cưỡng chế thu hồi đất sau khi có phương án bồi thường. Tuy nhiên, hiện nay khâu phức tạp nhất là kiểm đếm, định giá đất để lên phương án bồi thường , người dân không chấp nhận và không cho làm, cho nên khâu này phải sử dụng biện pháp cưỡng chế.

Đảm bảo sự công bằng trong việc huyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Cần có chính sách nhất quán về vấn đề này không phân biệt đó là dự án do Nhà nước thu hồi đất hay dự án do doanh nghiệp thực hiện.

Ông Biền cũng kiến nghị trong Luật Đất đai sửa đổi cũng nên quy định khi về việc giao dự án cho chủ đầu tư thực hiện cần có phân kỳ. Chỉ chấp nhận cho chủ đầu tư thực hiện dự án kỳ tiếp theo, nếu như thực hiện kỳ thứ nhất đùng tiến độ cả về thời gian, hạ tầng kỹ thuật, xã hội,…thì mới cho thực hiện kỳ thứ hai, thứ 3,…nếu không đảm bảo được điều đó thì kể cả dự án do chủ đầu tư đó lập ra cũng cho đấu giá, đấu thầu để cho các nhà đầu tư khác thực hiện giai đoạn tiếp mà không cần phải lập dự án. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng các nhà đầu tư lập dự án rồi bỏ đó chờ trượt giá của bất động sản mới thực hiện dự án.

Cũng theo quan điểm của ông Vũ Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, hiện nay có hai vấn đề bức súc nhất mà việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai sắp tới cần đề cập đến là việc về việc xác định rõ quyền sở hữu và sử dụng đất đai và chênh lệch địa tô 2 cần làm rõ, chênh lệch địa tô là do Nhà nước tạo ra khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung, chứ không phải là do bản thân người dân tạo nên giá trị đất tăng đột biến. Từ đó có chính sách bồi thường, đền bù rõ ràng.

Sau Hội nghị, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp của các cơ quan, các Bộ, ngành, địa phương, lập Báo cáo gửi Ban chỉ đạo Trung ương phê duyệt.

DiaOcOnline.vn - Theo Cafef