Top

Công ty CP TV-TK-XD và PT Dự án Tổng Hợp (CDDC)

Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 84.8.3911 8491 - 0913114214
Fax: 84.8.3911 8527

E-mail: info@cddc.com.vn
Website: www.cddc.com.vn

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng và Phát triển Dự án Tổng Hợp (CDDC) là công ty chuyên về tư vấn xây dựng với một đội ngũ vững mạnh gồm các chuyên gia trình độ cao được đào tạo trong nước và nước ngoài và nhiều năm kinh nghiệm trong các dự án lớn.

Sản phẩm tư vấn của CDDC được kiểm soát chặt chẽ bởi một hệ thống quản lý chất lượng chuẩn mực nhằm đạt đến chất lượng tốt nhất. Đồng thời, điểm mạnh của đội ngũ thiết kế CDDC là khả năng thực thi hiệu quả dự án và đáp ứng tiến độ nhanh chóng, đúng hạn theo yêu cầu của khách hàng.

Slogan “Niềm tin cho dự án thành công” vừa là sứ mệnh vừa là mong muốn của CDDC luôn mang lại niềm tin cao nhất cho khách hàng trên con đường cùng phát triển bền vững.

Lĩnh vực hoạt động

1. Lập quy hoạch xây dựng

a. Lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt.
b. Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hóa, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.

2. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

a. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia theo Điều 5- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.
b. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) đối với các dự án nhóm A, B, C, bao gồm các công việc:
• Lập thuyết minh Dự án đầu tư;
• Thiết kế cơ sở trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn.
c. Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với các dạng công trình:
• Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
• Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. Thiết kế xây dựng và lập dự toán, tổng dự toán công trình

- Thiết kế xây dựng và lập dự toán, tổng dự toán công trình cho các loại công trình: Dân dụng, Công nghiệp, Giao thông, hạ tầng kỹ thuật, Thủy lợi, Công trình biển, Thủy điện; Thông tin, Cấp thoát nước, Công nghệ môi trường, v.v... từ cấp đặc biệt tới các cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
- Tùy theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước (theo Điều 54 - Luật Xây dựng và Điều 16 - Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ).

4. Thẩm định Dự án đầu tư, Thẩm tra Thiết kế, Thẩm tra Dự toán và Tổng dự toán xây dựng công trình

a. Thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình (theo Điều 10, Điều 11 - Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ) bao gồm:
• Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
• Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Thẩm tra Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các công việc:
• Kiểm tra sự phù hợp với các bước thiết kế đã được phê duyệt;
• Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
• Đánh giá mức độ an toàn công trình, sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và các thiết bị đã chọn (nếu có);
• Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, v.v...
c. Thẩm tra Dự toán, Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các công việc:
• Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán;
• Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức Kinh tế - Kỹ thuật;
• Định mức chi phí, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định, v.v...

5. Tư vấn đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng bao gồm:

a. Lập hồ sơ mời thầu căn cứ trên:
• Kế hoạch đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
• Yêu cầu của Chủ đầu tư;
• Hồ sơ thiết kế (gồm: Thuyết minh kỹ thuật + Bản vẽ + Dự toán chi tiết) đã được phê duyệt và các văn bản pháp lý có liên quan;
• Điều kiện thi công công trình;
• v.v...
b. Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu (sau khi có phê duyệt hồ sơ mời thầu) bao gồm các công việc:
• Mở thầu;
• Tổ chức chấm thầu;
• Báo cáo đánh giá Hồ sơ dự thầu.

6. Giám sát thi công xây dựng công trình

- Thay mặt Chủ đầu tư giám sát quá trình thi công, xây dựng và lắp đặt thiết bị cho công trình.
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm các phần việc được quy định tại Điều 90 - Luật Xây dựng. Giám sát xây dựng làm theo chế độ thường xuyên.

7. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thay mặt Chủ đầu tư quản lý toàn bộ hay từng hạng mục của dự án, giám sát chất lượng, tiến độ thi công, chi phí, quản lý công trường quá trình thi công.

8. Đánh giá, xác định nguyên nhân sự cố công trình

- Phân tích, đánh giá nguyên nhân gây sự cố công trình để thiết lập biện pháp khắc phục, cải tạo, nâng cấp công trình.

9. Kiểm định, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng các công trình xây dựng.

10. Các dịch vụ tư vấn xây dựng khác: theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với các quy định của Nhà nước.